Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) từ diện tích 22.031ha ban đầu, được điều chỉnh mở rộng quy mô lên 37.487ha đồng thời với việc bảo tồn giá trị thiên nhiên của một hệ sinh thái đa dạng và phong phú.
Tiến sỹ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã, cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trên các lĩnh vực về bảo vệ tài nguyên rừng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách tham quan tại Bạch Mã, phục hồi hệ sinh thái, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng, phát triển du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng để góp phần quản lý tốt tài nguyên và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong vùng, đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Hàng năm, Vườn quốc gia Bạch Mã đã giao khoán bảo vệ 8.000ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chuyển tiếp 430ha, trồng mới 42ha rừng đặc dụng và chăm sóc 131ha rừng trồng để làm giàu vốn rừng.
Vườn đã hoàn thành tốt việc sưu tập cây lan và cây thuốc. Bên cạnh đó, để làm giàu thêm hệ thực vật nhiệt đới hết sức phong phú ở đây, Vườn quốc gia Bạch Mã đã đầu tư xây dựng 2.000m2 vườn hoa xứ lạnh; hiện có năm loài hoa được chọn và nhân giống để phát triển là hoa cúc, địa lan, đồng tiền, layơn, cẩm chướng Hà Lan, nhằm xây dựng vườn hoa giống và sản xuất hoa cung cấp cho thành phố Huế và các địa phương trong khu vực..
Trong thời gian qua, Vườn quốc gia Bạch Mã đã phát hiện và xử lý 131 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu và xử lý 65,298m3 gỗ xẻ và thả vào rừng hơn 50 cá thể động vật rừng.
Vườn quốc gia Bạch Mã đã bảo tồn, xây dựng 20 biệt thự, nhà bưu điện, các điểm vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 102 tỷ đồng; trong đó 60% nguồn vốn từ ngân sách, 40% huy động từ các doanh nghiệp.
Hiện, Vườn quốc gia Bạch Mã đang đầu tư 120 tỷ đồng để mở rộng và nâng cấp 19km đường lên đỉnh Bạch Mã, cố gắng hoàn thành trước tháng 4/2012 (trước thời điểm tổ chức Festival Huế 2012) để đón khách du lịch lên với Bạch Mã.
Dự kiến, Bạch Mã sẽ chính thức mở bốn tuyến để du khách tham quan và tìm hiểu các thắng cảnh Bạch Mã, với việc đón khoảng từ 14.000-16.000 lượt khách/năm.
Bạch Mã được kỹ sư M. Girard (Pháp) phát hiện vào năm 1932 và người Pháp đã biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông...
Năm 1986, rừng cấm Bạch Mã-Hải Vân được xây dựng và đến năm 1991, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập.
Bạch Mã được ghi nhận có 1.493 loài động vật và 2.147 loài thực vật, trong đó có 68 loài động vật và 86 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào Sách Đỏ.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1991-2011), Vườn quốc gia Bạch Mã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.../.
Tiến sỹ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã, cho biết Vườn quốc gia Bạch Mã đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trên các lĩnh vực về bảo vệ tài nguyên rừng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách tham quan tại Bạch Mã, phục hồi hệ sinh thái, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng, phát triển du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng để góp phần quản lý tốt tài nguyên và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong vùng, đã góp phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Hàng năm, Vườn quốc gia Bạch Mã đã giao khoán bảo vệ 8.000ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh chuyển tiếp 430ha, trồng mới 42ha rừng đặc dụng và chăm sóc 131ha rừng trồng để làm giàu vốn rừng.
Vườn đã hoàn thành tốt việc sưu tập cây lan và cây thuốc. Bên cạnh đó, để làm giàu thêm hệ thực vật nhiệt đới hết sức phong phú ở đây, Vườn quốc gia Bạch Mã đã đầu tư xây dựng 2.000m2 vườn hoa xứ lạnh; hiện có năm loài hoa được chọn và nhân giống để phát triển là hoa cúc, địa lan, đồng tiền, layơn, cẩm chướng Hà Lan, nhằm xây dựng vườn hoa giống và sản xuất hoa cung cấp cho thành phố Huế và các địa phương trong khu vực..
Trong thời gian qua, Vườn quốc gia Bạch Mã đã phát hiện và xử lý 131 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu và xử lý 65,298m3 gỗ xẻ và thả vào rừng hơn 50 cá thể động vật rừng.
Vườn quốc gia Bạch Mã đã bảo tồn, xây dựng 20 biệt thự, nhà bưu điện, các điểm vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 102 tỷ đồng; trong đó 60% nguồn vốn từ ngân sách, 40% huy động từ các doanh nghiệp.
Hiện, Vườn quốc gia Bạch Mã đang đầu tư 120 tỷ đồng để mở rộng và nâng cấp 19km đường lên đỉnh Bạch Mã, cố gắng hoàn thành trước tháng 4/2012 (trước thời điểm tổ chức Festival Huế 2012) để đón khách du lịch lên với Bạch Mã.
Dự kiến, Bạch Mã sẽ chính thức mở bốn tuyến để du khách tham quan và tìm hiểu các thắng cảnh Bạch Mã, với việc đón khoảng từ 14.000-16.000 lượt khách/năm.
Bạch Mã được kỹ sư M. Girard (Pháp) phát hiện vào năm 1932 và người Pháp đã biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông...
Năm 1986, rừng cấm Bạch Mã-Hải Vân được xây dựng và đến năm 1991, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập.
Bạch Mã được ghi nhận có 1.493 loài động vật và 2.147 loài thực vật, trong đó có 68 loài động vật và 86 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào Sách Đỏ.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1991-2011), Vườn quốc gia Bạch Mã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.../.
Quốc Việt (Vietnam+)