Theo báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu" công bố hai lần một năm, tăngtrưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới trong năm nay sẽ đạt 2,2%,giảm nhẹ so với mức tăng 2,3% của năm ngoái. Tuy nhiên, WB cũng dự báo tăngtrưởng GDP sẽ tăng trở lại ở mức 3% và 3,3% lần lượt trong hai năm tiếp theo.
Andrew Burns, người đứng đầu nhóm chuyên gia làm báo cáo, khẳng định khácvới thời kỳ tăng trưởng vượt bậc trước khủng hoảng 2008 chủ yếu là kết quả củahiện tượng "bong bóng tài chính", tốc độ của nền kinh tế hiện nay phù hợp vớitiềm năng thực của nền kinh tế và là tín hiệu kinh tế toàn cầu đang bước vàogiai đoạn ổn định hậu khủng hoảng.
Báo cáo cũng cho biết tăng trưởng chững lại phù hợp với đà phục hồi chậmlại của các nước đang phát triển - được coi là đầu tàu thúc đẩy đà phục hồi củakinh tế toàn cầu sau giai đọan "bão" tài chính.
WB hạ mức dự báo tăng trưởng của nhóm này từ 5,5% nêu trong báo cáo thángGiêng vừa qua xuống mức 5,1%. Tuy nhiên, thể chế tài chính quốc tế này cũng chobiết trong hai năm tiếp theo, GDP của nhóm nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăngtrưởng ổn định ở mức lần lượt là 5,6% và 5,7%.
Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển tiếp tục gặp khó khăn với tăngtrưởng thấp, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực Đồng tiềnchung châu Âu. WB dự báo mức suy giảm 0,6% cho liên minh tiền tệ gồm 17 quốcgia, giảm mạnh so với dự báo tăng trưởng âm 0,1% trước đó.
Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục vươn xa tới tận khuvực Trung Đông và Bắc Phi, một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Liênminh châu Âu. Cùng với những căng thẳng xã hội và chính trị từ làn sóng "Mùaxuân Arập," hai khu vực này được dự báo mức tăng trưởng 2,5%.
Trong khi đó, khu vực phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, nhờ vào nhu cầunội địa mạnh và dòng tiền ngoại hối từ lực lượng lao động ở nước ngoài, tăngtrưởng sẽ đạt 4,9%, tăng 0,5% so với năm 2012./.