Giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có ít dấu hiệu "đảo ngược," các cuộc họp mới nhất trong tuần này của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được mong đợi sẽ là nhân tố then chốt giúp tạo "nền tảng" cho sự phục hồi của các thị trường thế giới.
Ba năm sau khi ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) phá sản, hệ thống tài chính thế giới đang trượt vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác.
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu và viễn cảnh tương lai của châu Âu đang "lâm nguy," trong bối cảnh kinh tế Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác đối mặt với triển vọng ảm đạm.
Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể nhấn chìm các nước đang mắc nợ khác ở châu Âu, dẫn tới viễn cảnh vỡ nợ hàng loạt và đẩy khu vực này cũng như cả thế giới rơi trở lại khủng hoảng kinh tế-tài chính.
Phát biểu tại Đại học George Washington (Mỹ) ngày 14/9, Chủ tịch WB Robert Zoellick nhấn mạnh các nhà lãnh đạo chính trị cần phải trở thành những "cổ đông có trách nhiệm" trong sự phát triển của thế giới.
Khi nêu bật đầu tư tư nhân và vai trò của giới doanh nghiệp tư nhân là những giải pháp cần thiết cho các chiến lược tăng trưởng toàn cầu, ông Zoellick nói: "Chúng ta cần phải thúc đẩy sự hỗ trợ một cách hiệu quả hơn thông qua các công cụ mới. Chúng ta cũng nên mở rộng bằng cách thu hút thêm nhiều cổ đông hơn thông qua các cách tiếp cận có tính đổi mới."
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Washington kể từ khi được bổ nhiệm hồi tháng 7/2011, bà giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde ủng hộ quan điểm của ông Zoellick khi nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục lòng tin vào nền kinh tế thế giới.
Bà Lagarde cho rằng thế giới cần hành động với sự phối hợp của giới lãnh đạo chính trị để xử lý 3 thách thức chính, bao gồm các áp lực nợ đang làm cạn kiệt tăng trưởng, nguy cơ bất ổn định trong trung tâm hệ thống kinh tế toàn cầu và căng thẳng xã hội.
Con đường phục hồi kinh tế thế giới vốn đã hẹp hơn nhiều so với trước và nay ngày càng hẹp hơn, vì vậy cần phải được sửa đổi, xây dựng lại, cải tổ và tái cân bằng.
Bà Lagarde kêu gọi các nền kinh tế phát triển thiết kế những kế hoạch trung hạn đáng tin cậy để ổn định và giảm tỷ lệ nợ công, nhưng không được làm tổn thương quá trình phục hồi kinh tế và làm tồi tệ hơn triển vọng tạo việc làm.
Theo bà, trong hệ thống tài chính thế giới hiện có những sợi dây liên kết rất lớn. Trong thế giới có mối liên kết như thế, những cơn chấn động kinh tế tại một nước có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến toàn bộ thế giới.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Zoellick khẳng định: "Chúng ta đang chứng kiến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, thương mại và tài chính trên thế giới, những nhân tố vốn không được biết đến nhiều vào năm 1944, thời điểm hệ thống Bretton Woods được hình thành."
Tuy nhiên, bất chấp một loạt thách thức mà các nền kinh tế trên thế giới đang vấp phải, ông Zoellick có vẻ lạc quan về các phương thức đầu tư tại các nền kinh tế đang nổi.
Ông nói: "Trong những năm 90 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển chiếm 1/5 tăng trưởng toàn cầu, nhưng ngày nay những nước đó đang là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới."
Các nước đang phát triển thu hút 45% đầu tư toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với 20 năm trước. Theo Chủ tịch WB, ngày càng có nhiều nước đang phát triển có ảnh hưởng lẫn nhau và mối quan hệ giữa các nước đang phát triển đang làm thay đổi sự phát triển của thế giới.
Ông Zoellick đã đề xuất nhiều chiến lược phát triển, trong có "Giải pháp 1%" cho sự phát triển của châu Phi. Kế hoạch này yêu cầu các nước đầu tư 1% quỹ chủ quyền của họ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.
Giữa tuần trước, ông Zoellick chỉ ra một trọng tâm phát triển mới, đó là "vai trò của phụ nữ trong sự phát triển", được gọi là "Giải pháp 50%." Có lẽ đây sẽ là điểm mấu chốt tại các cuộc họp tới đây.
Phụ nữ chiếm tới 50% dân số thế giới và 40% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chỉ sở hữu 1% tài sản của thế giới. Một điểm quan trọng trong các cuộc thảo luận sắp tới sẽ bao gồm vấn đề tăng cơ sở trí thức cho phụ nữ, giúp họ được tiếp cận các nguồn tín dụng và hệ thống pháp lý.
Các tổ chức xã hội cũng chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi cách làm trong các chương trình phát triển, đặc biệt là vấn đề tiền được quản lý ra sao.
Bà Caroline Pearce, phát ngôn viên của tổ chức Oxfam International, nhận xét hiện có sự đồng thuận ngày càng cao về sự cần thiết phải có các phương thức mới nhằm huy động tài chính cho phát triển.
Trong các lựa chọn, sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của WB/IMF, sẽ có vấn đề thuế và các chiến lược đầu tư mới.
Theo bà Pearce, hai vấn đề này sẽ hữu ích khi được sử dụng để giải quyết những bài toán về cơ cấu mà thế giới đang đối mặt, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Bà Pearce nói: "Mức thuế đánh vào các giao dịch tài chính toàn cầu có thể giúp huy động ít nhất 650 tỷ USD/năm, trong khi thuế đánh vào vận chuyển nhiên liệu cũng có thể đem lại thêm nhiều tỷ USD. Chúng tôi hy vọng WB và IMF sẽ kêu gọi thế giới thu lấy số tiền đó để phục vụ phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu"./.
Ba năm sau khi ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) phá sản, hệ thống tài chính thế giới đang trượt vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác.
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu và viễn cảnh tương lai của châu Âu đang "lâm nguy," trong bối cảnh kinh tế Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác đối mặt với triển vọng ảm đạm.
Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể nhấn chìm các nước đang mắc nợ khác ở châu Âu, dẫn tới viễn cảnh vỡ nợ hàng loạt và đẩy khu vực này cũng như cả thế giới rơi trở lại khủng hoảng kinh tế-tài chính.
Phát biểu tại Đại học George Washington (Mỹ) ngày 14/9, Chủ tịch WB Robert Zoellick nhấn mạnh các nhà lãnh đạo chính trị cần phải trở thành những "cổ đông có trách nhiệm" trong sự phát triển của thế giới.
Khi nêu bật đầu tư tư nhân và vai trò của giới doanh nghiệp tư nhân là những giải pháp cần thiết cho các chiến lược tăng trưởng toàn cầu, ông Zoellick nói: "Chúng ta cần phải thúc đẩy sự hỗ trợ một cách hiệu quả hơn thông qua các công cụ mới. Chúng ta cũng nên mở rộng bằng cách thu hút thêm nhiều cổ đông hơn thông qua các cách tiếp cận có tính đổi mới."
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Washington kể từ khi được bổ nhiệm hồi tháng 7/2011, bà giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde ủng hộ quan điểm của ông Zoellick khi nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục lòng tin vào nền kinh tế thế giới.
Bà Lagarde cho rằng thế giới cần hành động với sự phối hợp của giới lãnh đạo chính trị để xử lý 3 thách thức chính, bao gồm các áp lực nợ đang làm cạn kiệt tăng trưởng, nguy cơ bất ổn định trong trung tâm hệ thống kinh tế toàn cầu và căng thẳng xã hội.
Con đường phục hồi kinh tế thế giới vốn đã hẹp hơn nhiều so với trước và nay ngày càng hẹp hơn, vì vậy cần phải được sửa đổi, xây dựng lại, cải tổ và tái cân bằng.
Bà Lagarde kêu gọi các nền kinh tế phát triển thiết kế những kế hoạch trung hạn đáng tin cậy để ổn định và giảm tỷ lệ nợ công, nhưng không được làm tổn thương quá trình phục hồi kinh tế và làm tồi tệ hơn triển vọng tạo việc làm.
Theo bà, trong hệ thống tài chính thế giới hiện có những sợi dây liên kết rất lớn. Trong thế giới có mối liên kết như thế, những cơn chấn động kinh tế tại một nước có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến toàn bộ thế giới.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Zoellick khẳng định: "Chúng ta đang chứng kiến sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, thương mại và tài chính trên thế giới, những nhân tố vốn không được biết đến nhiều vào năm 1944, thời điểm hệ thống Bretton Woods được hình thành."
Tuy nhiên, bất chấp một loạt thách thức mà các nền kinh tế trên thế giới đang vấp phải, ông Zoellick có vẻ lạc quan về các phương thức đầu tư tại các nền kinh tế đang nổi.
Ông nói: "Trong những năm 90 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển chiếm 1/5 tăng trưởng toàn cầu, nhưng ngày nay những nước đó đang là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới."
Các nước đang phát triển thu hút 45% đầu tư toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với 20 năm trước. Theo Chủ tịch WB, ngày càng có nhiều nước đang phát triển có ảnh hưởng lẫn nhau và mối quan hệ giữa các nước đang phát triển đang làm thay đổi sự phát triển của thế giới.
Ông Zoellick đã đề xuất nhiều chiến lược phát triển, trong có "Giải pháp 1%" cho sự phát triển của châu Phi. Kế hoạch này yêu cầu các nước đầu tư 1% quỹ chủ quyền của họ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.
Giữa tuần trước, ông Zoellick chỉ ra một trọng tâm phát triển mới, đó là "vai trò của phụ nữ trong sự phát triển", được gọi là "Giải pháp 50%." Có lẽ đây sẽ là điểm mấu chốt tại các cuộc họp tới đây.
Phụ nữ chiếm tới 50% dân số thế giới và 40% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chỉ sở hữu 1% tài sản của thế giới. Một điểm quan trọng trong các cuộc thảo luận sắp tới sẽ bao gồm vấn đề tăng cơ sở trí thức cho phụ nữ, giúp họ được tiếp cận các nguồn tín dụng và hệ thống pháp lý.
Các tổ chức xã hội cũng chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi cách làm trong các chương trình phát triển, đặc biệt là vấn đề tiền được quản lý ra sao.
Bà Caroline Pearce, phát ngôn viên của tổ chức Oxfam International, nhận xét hiện có sự đồng thuận ngày càng cao về sự cần thiết phải có các phương thức mới nhằm huy động tài chính cho phát triển.
Trong các lựa chọn, sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của WB/IMF, sẽ có vấn đề thuế và các chiến lược đầu tư mới.
Theo bà Pearce, hai vấn đề này sẽ hữu ích khi được sử dụng để giải quyết những bài toán về cơ cấu mà thế giới đang đối mặt, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Bà Pearce nói: "Mức thuế đánh vào các giao dịch tài chính toàn cầu có thể giúp huy động ít nhất 650 tỷ USD/năm, trong khi thuế đánh vào vận chuyển nhiên liệu cũng có thể đem lại thêm nhiều tỷ USD. Chúng tôi hy vọng WB và IMF sẽ kêu gọi thế giới thu lấy số tiền đó để phục vụ phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu"./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)