Ngày 25/1, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert B. Zoellick khẳng định, bất chấp những bất ổn tài chính tiền tệ hiện nay do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế giới không thể quay lại chế độ tiền tệ bản vị vàng.
Ông Zoellick nhấn mạnh, thế giới có thể "có căng thẳng" vì các quan hệ tiền tệ là nguồn trung gian chủ yếu giữa những biến đổi xây dựng tiến tới một nền kinh tế toàn cầu đa cực mới, thậm chí khi phải đối phó với những biến đổi tiền tệ lớn.
Tuy nhiên, các vấn đề tiền tệ không được làm chệch hướng khỏi những thách thức căn bản là tái cân bằng các nhu cầu toàn cầu và tạo ra những cơ hội mới để phát triển.
Vàng luôn được coi là tài sản tiền tệ thay thế vì người giữ các đồng tiền bản tệ ở tất cả các nước thường lo ngại triển vọng không ổn định của các đồng tiền này.
Giải pháp cho lo ngại này đối với các nền kinh tế lớn là thúc đẩy các chính sách tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên cải tổ cơ cấu, buôn bán tự do và đồng tiền mạnh.
Tuy nhiên, định hướng này không đồng nghĩa với chế độ bản vị vàng hoặc quay trở lại chế độ này hay hệ thống Bretton Woods (tồn tại từ năm 1944 đến 1971, trong đó, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng USD gắn với vàng).
Đối với các nền kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc tế đa cực, cần tiến tới chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và các chính sách tiền tệ tự chủ. Nền kinh tế quốc tế đa cực có thể thúc đẩy nhiều đồng tiền dự trữ quốc tế, trong đó mặc dù đồng USD vẫn giữ vai trò chi phối nhưng không còn vị trí độc tôn.
Hệ thống tiền tệ mới này cần các tiêu chuẩn tiền tệ và vai trò kinh tế rộng lớn hơn, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đóng vai trò trọng tài, còn vàng có thể trở thành công cụ truyền tin chứ không phải công cụ hành động để đánh giá lòng tin của các thị trường về các chính sách căn bản về tiền tệ và tăng trưởng.
Chủ tịch WB lưu ý rằng tăng trưởng bền vững, trong đó tái cân bằng nhu cầu giữa các nguồn trong nước và buôn bán, giữa các nước khác nhau về giai đoạn phát triển và phục hồi kinh tế, có thể tạo ra cơ hội cùng thắng trong khi làm dịu các căng thẳng tiền tệ quốc tế hiện nay./.
Ông Zoellick nhấn mạnh, thế giới có thể "có căng thẳng" vì các quan hệ tiền tệ là nguồn trung gian chủ yếu giữa những biến đổi xây dựng tiến tới một nền kinh tế toàn cầu đa cực mới, thậm chí khi phải đối phó với những biến đổi tiền tệ lớn.
Tuy nhiên, các vấn đề tiền tệ không được làm chệch hướng khỏi những thách thức căn bản là tái cân bằng các nhu cầu toàn cầu và tạo ra những cơ hội mới để phát triển.
Vàng luôn được coi là tài sản tiền tệ thay thế vì người giữ các đồng tiền bản tệ ở tất cả các nước thường lo ngại triển vọng không ổn định của các đồng tiền này.
Giải pháp cho lo ngại này đối với các nền kinh tế lớn là thúc đẩy các chính sách tăng trưởng kinh tế bền vững dựa trên cải tổ cơ cấu, buôn bán tự do và đồng tiền mạnh.
Tuy nhiên, định hướng này không đồng nghĩa với chế độ bản vị vàng hoặc quay trở lại chế độ này hay hệ thống Bretton Woods (tồn tại từ năm 1944 đến 1971, trong đó, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng USD gắn với vàng).
Đối với các nền kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc tế đa cực, cần tiến tới chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và các chính sách tiền tệ tự chủ. Nền kinh tế quốc tế đa cực có thể thúc đẩy nhiều đồng tiền dự trữ quốc tế, trong đó mặc dù đồng USD vẫn giữ vai trò chi phối nhưng không còn vị trí độc tôn.
Hệ thống tiền tệ mới này cần các tiêu chuẩn tiền tệ và vai trò kinh tế rộng lớn hơn, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đóng vai trò trọng tài, còn vàng có thể trở thành công cụ truyền tin chứ không phải công cụ hành động để đánh giá lòng tin của các thị trường về các chính sách căn bản về tiền tệ và tăng trưởng.
Chủ tịch WB lưu ý rằng tăng trưởng bền vững, trong đó tái cân bằng nhu cầu giữa các nguồn trong nước và buôn bán, giữa các nước khác nhau về giai đoạn phát triển và phục hồi kinh tế, có thể tạo ra cơ hội cùng thắng trong khi làm dịu các căng thẳng tiền tệ quốc tế hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)