Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2012, thấp hơn so với mức 6,5% trong năm 2011 và mục tiêu 6,7% mà chính phủ nước này đề ra.
Phát biểu tại Jakarta ngày 23/5, nhà kinh tế phụ trách Indonesia của WB, ông Ashley Taylor nhận định, với động lực tăng trưởng 6,3% trong quý 1/2012 và cơ sở kinh tế cơ bản khả quan, tốc độ tăng trưởng 6,1% vẫn là tích cực so với tình hình chung của thế giới và nhiều nước khu vực.
Theo đó, tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục là những động lực quan trọng cơ bản cho đà tăng trưởng kinh tế của "quốc gia vạn đảo." Các chuyên gia cho rằng diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đà phục hồi khó khăn của kinh tế Mỹ và đầu tàu kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại sẽ tiếp tục tạo ra những bất ổn đối với nền kinh tế và làm suy yếu sức mua toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, để bù đắp sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu, các nước trong khu vực, trong đó có Indonesia cần phải tiếp tục kích thích tiêu dùng nội địa, cải thiện chỉ số đầu tư và thúc đẩy các hình thức đầu tư, nhất là vào cơ sở hạ tầng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô với chính sách tiền tệ và tài chính tổng thể, thận trọng. Đồng thời, chính phủ cũng cần tích cực triển khai các chương trình có lợi cho phát triển kinh tế bền vững, vì các mục tiêu dài hạn hơn.
Trong một diễn biến liên quan, trước tình hình sức mua của thị trường Mỹ, EU suy giảm và Bộ Thương mại Indonesia bắt đầu triển khai chính sách áp thuế xuất khẩu 20% đối với 65 loại khoáng sản thô, chính phủ nước này đang xem xét hạ thấp mục tiêu xuất khẩu trong năm nay từ 230 tỷ USD xuống còn khoảng hơn 200 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2012 của nước này đạt 48,53 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn chiếm tới 72,26%./.
Phát biểu tại Jakarta ngày 23/5, nhà kinh tế phụ trách Indonesia của WB, ông Ashley Taylor nhận định, với động lực tăng trưởng 6,3% trong quý 1/2012 và cơ sở kinh tế cơ bản khả quan, tốc độ tăng trưởng 6,1% vẫn là tích cực so với tình hình chung của thế giới và nhiều nước khu vực.
Theo đó, tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục là những động lực quan trọng cơ bản cho đà tăng trưởng kinh tế của "quốc gia vạn đảo." Các chuyên gia cho rằng diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đà phục hồi khó khăn của kinh tế Mỹ và đầu tàu kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại sẽ tiếp tục tạo ra những bất ổn đối với nền kinh tế và làm suy yếu sức mua toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, để bù đắp sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu, các nước trong khu vực, trong đó có Indonesia cần phải tiếp tục kích thích tiêu dùng nội địa, cải thiện chỉ số đầu tư và thúc đẩy các hình thức đầu tư, nhất là vào cơ sở hạ tầng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô với chính sách tiền tệ và tài chính tổng thể, thận trọng. Đồng thời, chính phủ cũng cần tích cực triển khai các chương trình có lợi cho phát triển kinh tế bền vững, vì các mục tiêu dài hạn hơn.
Trong một diễn biến liên quan, trước tình hình sức mua của thị trường Mỹ, EU suy giảm và Bộ Thương mại Indonesia bắt đầu triển khai chính sách áp thuế xuất khẩu 20% đối với 65 loại khoáng sản thô, chính phủ nước này đang xem xét hạ thấp mục tiêu xuất khẩu trong năm nay từ 230 tỷ USD xuống còn khoảng hơn 200 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2012 của nước này đạt 48,53 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn chiếm tới 72,26%./.
(TTXVN)