Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã hạ 4 bậc chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Indonesia, từ vị trí 46 xuống 50 trong tổng số 144 quốc gia được khảo sát.
Đây là lần thứ hai liên tiếp quốc gia này “rớt hạng”, tiếp theo việc bị hạ từ vị trí 44 (năm 2010) xuống 46 (năm 2011).
Báo cáo thường niên 2012-2013 của WEF công bố ngày 5/9 cho rằng lý do dẫn tới sự tụt hạng của Indonesia là tình trạng tham nhũng, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý hành chính, điều kiện hạ tầng, lực lượng lao động, quy định về lao động có phần khó khăn; cũng như tác động tiêu cực của các vụ bạo lực và tội phạm.
Tuy nhiên, Indonesia tiếp tục là một trong những nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất trong số các nước đang phát triển tại khu vực châu Á, xếp trên Campuchia (85), Việt Nam (75), Philippines (65) và tất cả các nước Nam Á.
Theo bảng xếp hạng này, Indonesia đứng sau Singapore (2), Malaysia (25), Brunei (28) và Thái Lan (38).
Cũng trong báo cáo trên, WEF còn xếp Indonesia đứng thứ 72 về khuôn khổ thể chế, thứ 78 về điều kiện hạ tầng do vẫn “kém phát triển trên diện rộng.”
Điểm sáng của Indonesia chính là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định dựa trên những chỉ số vững chắc.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho rằng trong môi trường dễ có những biến động hiện nay, việc bị hạ mức xếp hạng năng lực cạnh tranh lại là một động lực để chính phủ và các cơ quan liên quan nỗ lực lớn hơn.
Trong khi đó, giới nghiên cứu sở tại nhận xét công tác hành chính tại Indonesia đang có những tiến bộ, nhưng vấn đề là những bước cải thiện đó chưa hiệu quả bằng các nước khác.
Chủ tịch Hiệp hội sử dụng lao động Indonesia (Apindo) Sofjan Wanandi cảnh báo nếu chính phủ nước này không thể giải quyết được các bất cập đang tồn tại và cải thiện thứ hạng cạnh tranh quốc gia, thì Indonesia có thể sẽ chỉ là thị trường tiêu thụ một khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015.
Bởi lúc đó các nhà đầu tư có thể chọn lựa bất cứ nước ASEAN nào làm cơ sở sản xuất của họ./.
Đây là lần thứ hai liên tiếp quốc gia này “rớt hạng”, tiếp theo việc bị hạ từ vị trí 44 (năm 2010) xuống 46 (năm 2011).
Báo cáo thường niên 2012-2013 của WEF công bố ngày 5/9 cho rằng lý do dẫn tới sự tụt hạng của Indonesia là tình trạng tham nhũng, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý hành chính, điều kiện hạ tầng, lực lượng lao động, quy định về lao động có phần khó khăn; cũng như tác động tiêu cực của các vụ bạo lực và tội phạm.
Tuy nhiên, Indonesia tiếp tục là một trong những nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất trong số các nước đang phát triển tại khu vực châu Á, xếp trên Campuchia (85), Việt Nam (75), Philippines (65) và tất cả các nước Nam Á.
Theo bảng xếp hạng này, Indonesia đứng sau Singapore (2), Malaysia (25), Brunei (28) và Thái Lan (38).
Cũng trong báo cáo trên, WEF còn xếp Indonesia đứng thứ 72 về khuôn khổ thể chế, thứ 78 về điều kiện hạ tầng do vẫn “kém phát triển trên diện rộng.”
Điểm sáng của Indonesia chính là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định dựa trên những chỉ số vững chắc.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho rằng trong môi trường dễ có những biến động hiện nay, việc bị hạ mức xếp hạng năng lực cạnh tranh lại là một động lực để chính phủ và các cơ quan liên quan nỗ lực lớn hơn.
Trong khi đó, giới nghiên cứu sở tại nhận xét công tác hành chính tại Indonesia đang có những tiến bộ, nhưng vấn đề là những bước cải thiện đó chưa hiệu quả bằng các nước khác.
Chủ tịch Hiệp hội sử dụng lao động Indonesia (Apindo) Sofjan Wanandi cảnh báo nếu chính phủ nước này không thể giải quyết được các bất cập đang tồn tại và cải thiện thứ hạng cạnh tranh quốc gia, thì Indonesia có thể sẽ chỉ là thị trường tiêu thụ một khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành hiện thực vào năm 2015.
Bởi lúc đó các nhà đầu tư có thể chọn lựa bất cứ nước ASEAN nào làm cơ sở sản xuất của họ./.
(TTXVN)