Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva,Thụy Sĩ có thể bị thâm hụt ngân sách trên 2 tỷ USD trong hai năm tới do việc tăng giá của đồng phrăng Thụy Sĩ (CHF) so với đồng USD.
Tỷ giá giữa đồng USD với đồng CHF hiện được giao dịch khoảng 0,92 CHF/USD, trong khi cách đây 5 năm tỷ giá này là 1,1 CHF/USD.
Trong khi 3/4 số tiền lương WHO đang chi trả bằng đồng CHF thì kinh phí đóng góp của hầu hết các nước là đồng USD. Do đó, WHO đang đề nghị các quốc gia thành viên của tổ chức này đóng góp ít nhất một nửa bằng đồng CHF thay vì bằng đồng USD.
Ban thư ký WHO cho biết nếu các nước đóng góp một nửa bằng đồng CHF thì mức thâm hụt của tổ chức này sẽ giảm từ 1,2 tỷ USD xuống 700 triệu USD. Còn nếu họ đóng toàn bộ bằng đồng CHF thì mức thâm hụt này sẽ giảm còn 200 triệu USD.
Tác động của việc đồng CHF tăng giá khiến WHO đã bắt đầu phải tiến hành một loạt cải cách cách đây hai năm. WHO cũng đã cắt giảm 350 nhân viên trong tổng số 2.400 người đang làm việc tại Giơnevơ trong năm 2011.
Dự kiến, tháng 1/2013 tới, ban lãnh đạo điều hành WHO sẽ thảo luận về đề nghị đóng góp mới. Nếu được thông qua, đề nghị này sẽ được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng WHO vào tháng 5/2013. Các quy định mới sẽ có hiệu lực sớm nhất vào năm 2014.
Kịch bản đồng CHF tăng mạnh so với đồng USD đã từng diễn ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước, khi thế giới phải đương đầu với lạm phát và kinh tế đình đốn.
Hiện tại đồng nội tệ của Thụy Sĩ được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn./.
Tỷ giá giữa đồng USD với đồng CHF hiện được giao dịch khoảng 0,92 CHF/USD, trong khi cách đây 5 năm tỷ giá này là 1,1 CHF/USD.
Trong khi 3/4 số tiền lương WHO đang chi trả bằng đồng CHF thì kinh phí đóng góp của hầu hết các nước là đồng USD. Do đó, WHO đang đề nghị các quốc gia thành viên của tổ chức này đóng góp ít nhất một nửa bằng đồng CHF thay vì bằng đồng USD.
Ban thư ký WHO cho biết nếu các nước đóng góp một nửa bằng đồng CHF thì mức thâm hụt của tổ chức này sẽ giảm từ 1,2 tỷ USD xuống 700 triệu USD. Còn nếu họ đóng toàn bộ bằng đồng CHF thì mức thâm hụt này sẽ giảm còn 200 triệu USD.
Tác động của việc đồng CHF tăng giá khiến WHO đã bắt đầu phải tiến hành một loạt cải cách cách đây hai năm. WHO cũng đã cắt giảm 350 nhân viên trong tổng số 2.400 người đang làm việc tại Giơnevơ trong năm 2011.
Dự kiến, tháng 1/2013 tới, ban lãnh đạo điều hành WHO sẽ thảo luận về đề nghị đóng góp mới. Nếu được thông qua, đề nghị này sẽ được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng WHO vào tháng 5/2013. Các quy định mới sẽ có hiệu lực sớm nhất vào năm 2014.
Kịch bản đồng CHF tăng mạnh so với đồng USD đã từng diễn ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước, khi thế giới phải đương đầu với lạm phát và kinh tế đình đốn.
Hiện tại đồng nội tệ của Thụy Sĩ được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn./.
(TTXVN)