Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, nhân Ngày Y tế thế giới (7/4), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra thông điệp cảnh báo dân số thế giới đang già đi nhanh chóng và yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp để đảm bảo người dân có tình trạng sức khỏe tốt khi về già.
Theo WHO, chỉ trong vài năm tới, lần đầu tiên số người trên 60 tuổi trên toàn cầu sẽ lớn hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Đến năm 2050, khoảng 80% số người già trên toàn cầu sẽ sinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, điều này sẽ tạo ra những thách thức về y tế.
Những thách thức lớn đối với sức khỏe của người già là các căn bệnh không lây nhiễm như bệnh về tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và bệnh phổi mãn tính.
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan nói: “Người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình hiện phải đối mặt với nguy cơ tử vong và tàn tật do các bệnh không lây nhiễm cao gấp bốn lần so với người dân sống ở các nước có thu nhập cao.”
Tuy nhiên, WHO cho rằng có thể phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm trên bằng những cách không mấy tốn kém. Thực hiện lối sống lành mạnh như hoạt động thể chất, ăn kiêng, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm. Thực hiện càng sớm lối sống này thì sức khỏe khi về già càng tốt.
Giám đốc Cục lão hóa và vòng đời của WHO, Tiến sỹ John Beard, khẳng định: “Lối sống lành mạnh ngay từ khi bắt đầu cuộc sống là chìa khóa cho một tuổi già khỏe mạnh và năng động.”
WHO nhấn mạnh sự cần thiết của việc các nước phải thực hiện các bước đi nhằm ngăn chặn các căn bệnh không truyền nhiễm và để đảm rằng có một hệ thống dịch vụ chăm sóc và điều trị khi cần thiết. Theo WHO, nhiều dịch vụ này có chi phí thấp như việc điều trị huyết áp cao, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim và đột quỵ, có thể được điều trị với mức chi phí vài USD một năm. Tuy nhiên, cho tới nay, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chưa đến 15% số người già có nhu cầu được điều trị cao huyết áp.
WHO vạch ra 4 hoạt động quan trọng các nước có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe cho người dân như khuyến khích lối sống lành mạnh đối với tất cả mọi lứa tuổi để ngăn chặn và trì hoãn sự phát triển của các căn bệnh mãn tính; giảm thiểu hậu quả của các căn bệnh mãn tính thông qua phát hiện và điều trị sớm; tạo lập môi trường vật chất và xã hội khuyến khích sức khoẻ và sự tham gia của người già; xây dựng xã hội mà trong đó người già được tôn trọng và đánh giá cao./.
Theo WHO, chỉ trong vài năm tới, lần đầu tiên số người trên 60 tuổi trên toàn cầu sẽ lớn hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Đến năm 2050, khoảng 80% số người già trên toàn cầu sẽ sinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, điều này sẽ tạo ra những thách thức về y tế.
Những thách thức lớn đối với sức khỏe của người già là các căn bệnh không lây nhiễm như bệnh về tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và bệnh phổi mãn tính.
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan nói: “Người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình hiện phải đối mặt với nguy cơ tử vong và tàn tật do các bệnh không lây nhiễm cao gấp bốn lần so với người dân sống ở các nước có thu nhập cao.”
Tuy nhiên, WHO cho rằng có thể phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm trên bằng những cách không mấy tốn kém. Thực hiện lối sống lành mạnh như hoạt động thể chất, ăn kiêng, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm. Thực hiện càng sớm lối sống này thì sức khỏe khi về già càng tốt.
Giám đốc Cục lão hóa và vòng đời của WHO, Tiến sỹ John Beard, khẳng định: “Lối sống lành mạnh ngay từ khi bắt đầu cuộc sống là chìa khóa cho một tuổi già khỏe mạnh và năng động.”
WHO nhấn mạnh sự cần thiết của việc các nước phải thực hiện các bước đi nhằm ngăn chặn các căn bệnh không truyền nhiễm và để đảm rằng có một hệ thống dịch vụ chăm sóc và điều trị khi cần thiết. Theo WHO, nhiều dịch vụ này có chi phí thấp như việc điều trị huyết áp cao, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim và đột quỵ, có thể được điều trị với mức chi phí vài USD một năm. Tuy nhiên, cho tới nay, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chưa đến 15% số người già có nhu cầu được điều trị cao huyết áp.
WHO vạch ra 4 hoạt động quan trọng các nước có thể thực hiện để nâng cao sức khỏe cho người dân như khuyến khích lối sống lành mạnh đối với tất cả mọi lứa tuổi để ngăn chặn và trì hoãn sự phát triển của các căn bệnh mãn tính; giảm thiểu hậu quả của các căn bệnh mãn tính thông qua phát hiện và điều trị sớm; tạo lập môi trường vật chất và xã hội khuyến khích sức khoẻ và sự tham gia của người già; xây dựng xã hội mà trong đó người già được tôn trọng và đánh giá cao./.
(TTXVN)