Ngày 6/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố đề xuất chiến lược mới về ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch, với phương châm vừa giảm được số người bệnh phải dùng thuốc, vừa ngăn ngừa hiệu quả số cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Seychelles, một quốc gia châu Phi, WHO nhận thấy 60% người trưởng thành độ tuổi 40-64 trên thế giới đều có tác nhân gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch (như áp huyết cao, cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu cao...) có thể cần đến thuốc điều trị.
Khi so sánh phương thức truyền thống (điều trị từng tác nhân gây bệnh tim mạch) với phương thức điều trị mới (ưu tiên điều trị những người có nhiều tác nhân gây bệnh mà khi phối hợp chúng đặt người bệnh trước nguy cơ rất cao xuất hiện những cơn đau tim hoặc đột quỵ), các chuyên gia phát hiện theo phương thức điều trị mới, chỉ 5% số người trưởng thành có nguy cơ cao xảy ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ, vì vậy chỉ cần tập trung thuốc điều trị cho những người này.
Tiến sỹ Pascal Bovet, đồng tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh với phương thức điều trị mới này, số người cần sử dụng thuốc giảm đi rất nhiều, vì vậy giảm được chi phí y tế với lợi ích y tế so sánh rất lớn trong cộng đồng dân số quốc gia, rất thích hợp với các nước thu nhập thấp và trung bình.
Nghiên cứu này cũng là một trong số ít nghiên cứu đầu tiên đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch và sẽ tác động lớn đến các chiến lược ngăn chặn bệnh tim mạch của các nước châu Phi.
Nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ người trưởng thành có nguy cơ cao về bệnh tim mạch ở Seychelles không có khác biệt đáng kể so với tỷ lệ này ở Trung Quốc, Mỹ và Tây Ban Nha./.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Seychelles, một quốc gia châu Phi, WHO nhận thấy 60% người trưởng thành độ tuổi 40-64 trên thế giới đều có tác nhân gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch (như áp huyết cao, cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu cao...) có thể cần đến thuốc điều trị.
Khi so sánh phương thức truyền thống (điều trị từng tác nhân gây bệnh tim mạch) với phương thức điều trị mới (ưu tiên điều trị những người có nhiều tác nhân gây bệnh mà khi phối hợp chúng đặt người bệnh trước nguy cơ rất cao xuất hiện những cơn đau tim hoặc đột quỵ), các chuyên gia phát hiện theo phương thức điều trị mới, chỉ 5% số người trưởng thành có nguy cơ cao xảy ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ, vì vậy chỉ cần tập trung thuốc điều trị cho những người này.
Tiến sỹ Pascal Bovet, đồng tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh với phương thức điều trị mới này, số người cần sử dụng thuốc giảm đi rất nhiều, vì vậy giảm được chi phí y tế với lợi ích y tế so sánh rất lớn trong cộng đồng dân số quốc gia, rất thích hợp với các nước thu nhập thấp và trung bình.
Nghiên cứu này cũng là một trong số ít nghiên cứu đầu tiên đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch và sẽ tác động lớn đến các chiến lược ngăn chặn bệnh tim mạch của các nước châu Phi.
Nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ người trưởng thành có nguy cơ cao về bệnh tim mạch ở Seychelles không có khác biệt đáng kể so với tỷ lệ này ở Trung Quốc, Mỹ và Tây Ban Nha./.
(TTXVN/Vietnam+)