Tiến sỹ Shin Young-Soo - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh nếu không giải quyết căn bệnh lao đa kháng thuốc, chúng sẽ trở thành hình thái bệnh không thể cứu chữa.
Thông tin trên được ông Shin Young-Soo đưa ra trong cuộc họp chiều 23/9 thuộc Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 63 đang diễn ra tại Hà Nội.
Đây là cuộc họp điểm lại công tác của tổ chức tại Khu vực Tây Thái Bình Dương trong một năm qua đồng thời nêu ra những thách thức cần sự phối hợp giải quyết của nhiều nước.
Phát biểu tại cuộc họp, tiến sỹ Shin Young-Soo nhấn mạnh, một trong những thách thức hiện nay mà khu vực này đang phải ứng phó là căn bệnh lao đa kháng thuốc.
Tiến sỹ Shin Young-Soo cho biết, khu vực Tây Thái Bình Dương hiện chiếm hơn 1/4 gánh nặng toàn cầu về căn bệnh lao kháng đa thuốc. Ông Shin Young-Soo bày tỏ quan ngại, nếu không giải quyết căn bệnh lao đa kháng thuốc, chúng sẽ trở thành hình thái bệnh không thể cứu chữa.
Do đó, ông Shin Young-Soo cho hay, WHO đã thành lập một cơ chế hỗ trợ khu vực để có trợ giúp đặc thù cho từng quốc gia thành viên trong công tác đấu tranh chống căn bệnh lao kháng đa thuốc.
Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh lao vẫn còn khá lớn, xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới.
Bên cạnh đó, vị giám đốc này cũng khẳng định khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đối mặt nhiều hơn với các tình huống khẩn cấp về y tế và thảm họa tự nhiên, bao gồm các trận động đất ở Nhật Bản và New Zealand diễn ra vào năm ngoái.
Để ứng phó, WHO kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia thành viên để tăng cường các cơ chế chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó.
Trong cuộc họp, ông Shin Young-Soo cũng đã điểm lại một số thành tựu của WHO trong năm qua như việc đã chú trọng vào công tác xây dựng năng lực để lôi cuốn các quốc gia đối phó với các vấn đề nóng của ngành y tế và giải quyết vấn đề công bằng trong lĩnh vực y tế.
Chẳng hạn như WHO đã hỗ trợ các nước ở tiểu vùng sông Mekong Việt Nam, Campuchia, Lào cùng giải quyết các vấn đề y tế chung như bệnh sốt rét kháng artemisinin.
Tiến sỹ Shin Young-Soo khẳng định năm ngày diễn ra hội nghị sẽ là dịp để WHO tìm kiếm các giải pháp để tăng cường liên kết giữa các nước và cải thiện khả năng của để đáp ứng với những thách thức về y tế mới trong thời gian tới.
Với tất cả những nỗ lực đó, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hệ thống y tế để duy trì những thành quả đã đạt được và chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức sẽ tới./.
Thông tin trên được ông Shin Young-Soo đưa ra trong cuộc họp chiều 23/9 thuộc Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 63 đang diễn ra tại Hà Nội.
Đây là cuộc họp điểm lại công tác của tổ chức tại Khu vực Tây Thái Bình Dương trong một năm qua đồng thời nêu ra những thách thức cần sự phối hợp giải quyết của nhiều nước.
Phát biểu tại cuộc họp, tiến sỹ Shin Young-Soo nhấn mạnh, một trong những thách thức hiện nay mà khu vực này đang phải ứng phó là căn bệnh lao đa kháng thuốc.
Tiến sỹ Shin Young-Soo cho biết, khu vực Tây Thái Bình Dương hiện chiếm hơn 1/4 gánh nặng toàn cầu về căn bệnh lao kháng đa thuốc. Ông Shin Young-Soo bày tỏ quan ngại, nếu không giải quyết căn bệnh lao đa kháng thuốc, chúng sẽ trở thành hình thái bệnh không thể cứu chữa.
Do đó, ông Shin Young-Soo cho hay, WHO đã thành lập một cơ chế hỗ trợ khu vực để có trợ giúp đặc thù cho từng quốc gia thành viên trong công tác đấu tranh chống căn bệnh lao kháng đa thuốc.
Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh lao vẫn còn khá lớn, xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới.
Bên cạnh đó, vị giám đốc này cũng khẳng định khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đối mặt nhiều hơn với các tình huống khẩn cấp về y tế và thảm họa tự nhiên, bao gồm các trận động đất ở Nhật Bản và New Zealand diễn ra vào năm ngoái.
Để ứng phó, WHO kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia thành viên để tăng cường các cơ chế chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó.
Trong cuộc họp, ông Shin Young-Soo cũng đã điểm lại một số thành tựu của WHO trong năm qua như việc đã chú trọng vào công tác xây dựng năng lực để lôi cuốn các quốc gia đối phó với các vấn đề nóng của ngành y tế và giải quyết vấn đề công bằng trong lĩnh vực y tế.
Chẳng hạn như WHO đã hỗ trợ các nước ở tiểu vùng sông Mekong Việt Nam, Campuchia, Lào cùng giải quyết các vấn đề y tế chung như bệnh sốt rét kháng artemisinin.
Tiến sỹ Shin Young-Soo khẳng định năm ngày diễn ra hội nghị sẽ là dịp để WHO tìm kiếm các giải pháp để tăng cường liên kết giữa các nước và cải thiện khả năng của để đáp ứng với những thách thức về y tế mới trong thời gian tới.
Với tất cả những nỗ lực đó, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hệ thống y tế để duy trì những thành quả đã đạt được và chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức sẽ tới./.
Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới họp định kỳ hằng năm, nhằm giải quyết các vấn đề y tế trọng điểm của khu vực. Các chủ đề chính được thảo luận năm nay gồm sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm, phòng chống bạo lực và thương tích, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, thanh toán bệnh sởi... Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 28/9, với sự tham dự của Bộ trưởng Y tế từ 35 quốc gia và các vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương. |
Thùy Giang (Vietnam+)