Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/4 sẽ phát động một chiến dịch lớn nhằm chống lại ba nguy cơ đe dọa sức khỏe tại các thành phố đang phát triển nhanh, hiện là nơi cư trú của hơn một nửa dân số trên thế giới.
Chiến dịch toàn cầu này được bắt đầu bằng Ngày Sức khỏe Thế giới diễn ra tại 1000 thành phố trên thế giới thông qua cuộc vận động "mở rộng không gian chung cho sức khỏe" bằng cách hạn chế các tuyến đường giao thông, khuyến khích tập luyện thể dục thể thao tại các công viên và các hoạt động làm trong sạch môi trường.
Bà Lori Sloate, một quan chức WHO cho biết, chiến dịch này có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy một phong trào hành động tại các thành phố trên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê được Liên hợp quốc công bố, kể từ năm 2007, dân số các đô thị trên thế giới đã vượt quá 3 tỷ người, lần đầu tiên vượt quá dân số các vùng nông thôn.
Dự kiến đến năm 2030, 60% dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng sẽ sinh sống tại các thành phố.
Sự gia tăng nhanh chóng dân cư tại các đô thị chính là nguồn gốc dẫn đến ba mối đe dọa đối với sức khỏe con người, trong đó trước hết phải kể đến các loại dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tại những nơi thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh.
Mối đe dọa thứ hai là các bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, tim mạch liên quan đến nếp sống chịu nhiều sức ép tại các thành phố đông người, thường gắn liền với đồ ăn nhanh, thuốc lá và rượu bia.
Những chứng bệnh này sẽ nhanh chóng gia tăng do thiếu các hoạt động thể chất, chẳng hạn như những vấn đề về đường hô hấp do hít thở không khí ô nhiễm.
Mối đe dọa cuối cùng thường liên quan đến những đặc thù của các thành phố, nơi luôn tạo cho cư dân cảm giác bất ổn liên quan đến các vấn đề như bạo lực, tội phạm, tai nạn giao thông.
Theo cơ quan HABITAT của Liên hợp quốc, những thách thức của thế giới không ngừng gia tăng còn xuất phát từ tình trạng nghèo khó của các đô thị, nơi hiện có khoảng 830 triệu người đang phải sống trong các khu nhà ổ chuột.
Bên cạnh đó, một quan chức Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng người dân sống tại các đô thị ở các khu vực ven biển cũng phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu và động đất.
Trước những thách thức trên, Liên hợp quốc hi vọng rằng chiến dịch nói trên sẽ huy động được nỗ lực của các thành phố tập trung vào giải quyết những vấn đề có tính sống còn, trong đó nhấn mạnh vấn đề sức khỏe của người dân./.
Chiến dịch toàn cầu này được bắt đầu bằng Ngày Sức khỏe Thế giới diễn ra tại 1000 thành phố trên thế giới thông qua cuộc vận động "mở rộng không gian chung cho sức khỏe" bằng cách hạn chế các tuyến đường giao thông, khuyến khích tập luyện thể dục thể thao tại các công viên và các hoạt động làm trong sạch môi trường.
Bà Lori Sloate, một quan chức WHO cho biết, chiến dịch này có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy một phong trào hành động tại các thành phố trên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê được Liên hợp quốc công bố, kể từ năm 2007, dân số các đô thị trên thế giới đã vượt quá 3 tỷ người, lần đầu tiên vượt quá dân số các vùng nông thôn.
Dự kiến đến năm 2030, 60% dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng sẽ sinh sống tại các thành phố.
Sự gia tăng nhanh chóng dân cư tại các đô thị chính là nguồn gốc dẫn đến ba mối đe dọa đối với sức khỏe con người, trong đó trước hết phải kể đến các loại dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tại những nơi thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh.
Mối đe dọa thứ hai là các bệnh nan y như tiểu đường, ung thư, tim mạch liên quan đến nếp sống chịu nhiều sức ép tại các thành phố đông người, thường gắn liền với đồ ăn nhanh, thuốc lá và rượu bia.
Những chứng bệnh này sẽ nhanh chóng gia tăng do thiếu các hoạt động thể chất, chẳng hạn như những vấn đề về đường hô hấp do hít thở không khí ô nhiễm.
Mối đe dọa cuối cùng thường liên quan đến những đặc thù của các thành phố, nơi luôn tạo cho cư dân cảm giác bất ổn liên quan đến các vấn đề như bạo lực, tội phạm, tai nạn giao thông.
Theo cơ quan HABITAT của Liên hợp quốc, những thách thức của thế giới không ngừng gia tăng còn xuất phát từ tình trạng nghèo khó của các đô thị, nơi hiện có khoảng 830 triệu người đang phải sống trong các khu nhà ổ chuột.
Bên cạnh đó, một quan chức Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng người dân sống tại các đô thị ở các khu vực ven biển cũng phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu và động đất.
Trước những thách thức trên, Liên hợp quốc hi vọng rằng chiến dịch nói trên sẽ huy động được nỗ lực của các thành phố tập trung vào giải quyết những vấn đề có tính sống còn, trong đó nhấn mạnh vấn đề sức khỏe của người dân./.
(TTXVN/Vietnam+)