Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch Thủ đô theo Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 khoảng 368.000 tỷ đồng; trong đó vốn xã hội hóa chiếm khoảng 95%.
Còn lại 5% nguồn ngân sách chỉ để chi tuyên truyền, xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa…
Với nguồn kinh phí này, ngành du lịch sẽ đầu tư cho các sản phẩm du lịch chủ yếu như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch văn hóa tâm linh-lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái... nhằm phấn đấu đến năm 2015 tổng số khách đến Thủ đô đạt 16,7 triệu lượt người; trong đó khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt và khách nội địa đạt 14,2 triệu lượt.
Đến năm 2020 sẽ đón được 21,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt và khách nội địa đạt 18,1 triệu lượt; và đến năm 2030, tổng số khách đạt 31,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 4,5 triệu lượt và khách nội địa đạt 26,8 triệu lượt.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để Quy hoạch này có tính khả thi cao hơn cần phải gắn với quy hoạch văn hóa và quy hoạch thương mại (đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua) vì ngành du lịch có tác động rất mạnh vào hai ngành văn hóa và thương mại. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên khi đầu tư cho du lịch, thành phố cũng cần phải đầu tư cho hạ tầng phục vụ sản phẩm du lịch để thu hút khách…
Theo Quy hoạch này, đến năm 2020, Du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường… đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước./.
Còn lại 5% nguồn ngân sách chỉ để chi tuyên truyền, xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa…
Với nguồn kinh phí này, ngành du lịch sẽ đầu tư cho các sản phẩm du lịch chủ yếu như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch văn hóa tâm linh-lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái... nhằm phấn đấu đến năm 2015 tổng số khách đến Thủ đô đạt 16,7 triệu lượt người; trong đó khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt và khách nội địa đạt 14,2 triệu lượt.
Đến năm 2020 sẽ đón được 21,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt và khách nội địa đạt 18,1 triệu lượt; và đến năm 2030, tổng số khách đạt 31,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 4,5 triệu lượt và khách nội địa đạt 26,8 triệu lượt.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để Quy hoạch này có tính khả thi cao hơn cần phải gắn với quy hoạch văn hóa và quy hoạch thương mại (đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua) vì ngành du lịch có tác động rất mạnh vào hai ngành văn hóa và thương mại. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên khi đầu tư cho du lịch, thành phố cũng cần phải đầu tư cho hạ tầng phục vụ sản phẩm du lịch để thu hút khách…
Theo Quy hoạch này, đến năm 2020, Du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường… đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước./.
Thanh Bình (TTXVN)