Các nhân viên an ninh ở sân bay có thể thay thế cách xác định danh tính của một người nhờ vân tay hoặc màu mắt bằng cách nhìn vào hình dạng của đôi tai của người đó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tai của mỗi người có một hình dạng duy nhất. Do đó, họ đã xây dựng một hệ thống có thể quét được hình ảnh của đôi tai. Kỹ thuật chụp hình ảnh này sử dụng công nghệ mà làm nổi bật tất cả các cấu trúc hình ống của tai và các kích thước của chúng.
Sau đó, những số liệu này có thể được so sánh với dữ liệu sẵn có về đôi tai của mọi người để xác định xem chủ nhân của chúng là ai.
Tiến sỹ Mark Nixon, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) cho biết việc xác định danh tính bằng sinh trắc học có thể tạo ra sự nhầm lẫn. Ví dụ, việc nhận biết một người qua khuôn mặt có thể bị nhầm lẫn khi người ta già hơn. Tuy nhiên, nhận dạng bằng tai vừa kín đáo, lại vừa có thể hạn chế được những nhầm lẫn đó. Về cơ bản thì tai của mỗi người đã có hình thù hoàn thiện ngay từ khi sinh ra.
Tiến sỹ Nixon và nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với 252 người và phát hiện ra rằng hệ thống có thể xác định danh tính của một người thông qua hình ảnh của tai với độ chính xác 99%.
Cũng theo tiến sỹ Nixon, việc chụp hình ảnh tai có thể tiến hành rất dễ dàng khi hành khách đi ngang qua cổng an ninh.
Hiện tất cả các hộ chiếu của Anh đều gắn chip có thông tin sinh trắc học về người đó và việc bổ sung thêm thông tin về đôi tai có thể được tiến hành dễ dàng./.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tai của mỗi người có một hình dạng duy nhất. Do đó, họ đã xây dựng một hệ thống có thể quét được hình ảnh của đôi tai. Kỹ thuật chụp hình ảnh này sử dụng công nghệ mà làm nổi bật tất cả các cấu trúc hình ống của tai và các kích thước của chúng.
Sau đó, những số liệu này có thể được so sánh với dữ liệu sẵn có về đôi tai của mọi người để xác định xem chủ nhân của chúng là ai.
Tiến sỹ Mark Nixon, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) cho biết việc xác định danh tính bằng sinh trắc học có thể tạo ra sự nhầm lẫn. Ví dụ, việc nhận biết một người qua khuôn mặt có thể bị nhầm lẫn khi người ta già hơn. Tuy nhiên, nhận dạng bằng tai vừa kín đáo, lại vừa có thể hạn chế được những nhầm lẫn đó. Về cơ bản thì tai của mỗi người đã có hình thù hoàn thiện ngay từ khi sinh ra.
Tiến sỹ Nixon và nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với 252 người và phát hiện ra rằng hệ thống có thể xác định danh tính của một người thông qua hình ảnh của tai với độ chính xác 99%.
Cũng theo tiến sỹ Nixon, việc chụp hình ảnh tai có thể tiến hành rất dễ dàng khi hành khách đi ngang qua cổng an ninh.
Hiện tất cả các hộ chiếu của Anh đều gắn chip có thông tin sinh trắc học về người đó và việc bổ sung thêm thông tin về đôi tai có thể được tiến hành dễ dàng./.
Nguyệt Ánh (Vietnam+)