Căn bệnh "tê tê-say say" gây nên cái chết của nhiều người tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua được xác định là do người mắc bệnh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B1.
Bệnh lạ khiến người dân hoang mang
Từ cuối tháng 1/2013 đến nay, bản Khon Kén (xã Mường Nhà, huyện Điện Biên) có sáu người chết, trong đó có ba trẻ em dưới 1 tuổi, được cho là do mắc bệnh lạ - bệnh tê tê-say say. Trong bản hiện cũng có nhiều người dân đang bị bệnh nặng khiến dư luận hoang mang, lo lắng.
Trưởng bản Lò Văn Tình cho biết bệnh lạ xuất hiện, phát tán và gây tử vong rất nhanh. Người bệnh bị đau chân tay, sưng bụng sau đó chuyển lên ngực, chỉ sau một ngày một đêm là chết. Có người mắc bệnh tối hôm trước, sáng hôm sau đã tử vong.
Sau khi toàn xã có sáu người qua đời vì căn bệnh lạ, cơ quan chức năng xã đã đến khám bệnh, phát thuốc cho từng người trong bản. Từ đó, trong bản không có thêm người nào chết, một số người đang mắc bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị tái lại như trường hợp ông Lường Văn Phênh. Gia đình ông Phênh cho biết ông bị bệnh từ hồi tháng 10/2012, sau đó nhờ được đưa đi trạm xá điều trị kịp thời, bệnh đã thuyên giảm. Song mới đây, ông lại có biểu hiện phát bệnh, chân sưng và bụng chướng, chỉ nằm một chỗ không ăn uống được gì.
Giáp với bản Khon Kén là bản Ao Cá thuộc xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông). Gần đây, trong bản cũng xuất hiện ba người chết, người dân trong bản cũng cho là bị "bệnh lạ."
Anh Li A Sui, người dân bản Ao Cá cho chúng tôi xem những đốm thâm đen dưới lòng bàn chân và cổ chân và nói đó là biểu hiện của căn bệnh lạ.
Anh Sui lo lắng bởi tuy đã bôi thuốc, uống thuốc y tế xã cho rồi mà vẫn chưa khỏi.
Hiện tượng mắc bệnh lạ liên tiếp khiến người dân ở những vùng này luôn sống trong cảnh lo sợ. Cũng bởi chưa hiểu được rõ về căn bệnh, nhiều người dân cho rằng đây là một dịch bệnh lây lan.
Bệnh lạ thực chất là do thiếu dinh dưỡng
Trao đổi về vấn đề này, y sỹ Quàng Văn Long, Trưởng Trạm y tế Mường Nhà khẳng định căn bệnh này không phải là dịch bệnh và không lây lan. Ông Long cho biết từ khi xuất hiện những người chết vì bệnh này, Ủy ban Nhân dân xã cùng Trạm Y tế xã đã lên khảo sát, khám bệnh và phát thuốc cho người dân trong bản, trong đó tăng cường các loại thuốc kháng sinh giảm đau, hạ sốt, bổ sung nhiều vitamin B1.
Lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng huyện Điện Biên cũng đã đến tận bản Khon Kén để nắm bắt tình hình và có biện pháp ngăn chặn căn bệnh kịp thời.
Ông Long cho biết: “Căn bệnh lạ chưa có một cái tên cụ thể, thường được gọi là bệnh 'tê tê-say say,' thiếu vitamin hay viêm tê chân tay. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán. Biểu hiện của bệnh là đau tê mỏi chân tay, mất cảm giác ở vùng da chân tay, một số người bị sưng bắp chân, sau đó chướng bụng, tức ngực dẫn đến khó thở và tử vong. Thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi chết là gần một năm do cơ thể mất sức đề kháng dần, không ăn uống được và gầy yếu rồi chết.”
Cũng theo ông Long, nguyên nhân gây bệnh được xác định là do thiếu chất dinh dưỡng, người dân ăn uống không đảm bảo trong khi vẫn phải lao động nặng nhọc dẫn đến suy nhược cơ thể. Thoạt đầu căn bệnh không có triệu chứng nào rõ rệt nên chỉ đến khi cơ thể mất sức đề kháng, suy sụp, người bị bệnh mới biết mình mắc bệnh.
Một số người dân trong bản đã dùng thuốc đông y đắp lên các vùng sưng khiến vùng da bị thâm đen. Nhiều người mắc bệnh khác lại ăn cá đông lạnh nhiều dẫn đến cơ thể không thích nghi nên bệnh càng nặng hơn.
Ông Long cũng cho biết căn bệnh này không lây nhiễm. Để ngăn chặn bệnh này, người dân cần tăng cường uống vitamin B1, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Qua kết quả khảo sát tại bản Khon Kén, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã và Trạm Y tế xã Mường Nhà cho biết trong số sáu người chết từ cuối tháng Một đến nay chỉ có hai trường hợp là chết do bệnh lạ, bốn trường hợp còn lại, trong đó có ba trẻ nhỏ, chết do viêm phổi.
Ủy ban Nhân dân xã cùng Trạm y tế tiến hành tuyên truyền, vận động người dân uống thuốc được phát, phòng và chữa bệnh đúng cách, ăn uống đảm bảo hơn. Từ sau khi phát thuốc, khám và chữa bệnh cho người dân đến nay, bệnh đã chững lại và không gây thiệt hại gì thêm.
Y sỹ Lò Văn Miêu, Phó Trạm y tế xã Pú Hồng cho biết, hiện tại ở xã đã có ba người chết xác định là do bệnh này ở ba bản là Huổi Diên, Nà Nênh B và Ao Cá.
Trường hợp ở bản Ao Cá có ba người chết mà người dân đồn là do bệnh lạ thì đã được xác minh là một người do ăn lá ngón tự tử, người còn lại qua đời do cao tuổi.
Trạm y tế cùng Ủy ban Nhân dân xã Pú Hồng đã phát thuốc cho người dân trong bản, vận động người dân khám chữa bệnh. Đến nay, không có thêm trường hợp nào tử vong.
Ông Đoàn Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Điện Biên cho biết trung tâm nhận được thông tin về bệnh cách đây gần hai tháng. Thời gian vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông đã đến khu vực xảy ra bệnh này để tìm hiểu, đồng thời báo lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xác định đây không phải là dịch bệnh và không có tính chất lây lan.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Pú Hồng và Mường Nhà, việc vận động bà con khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Việc tuyên truyền cho người dân về căn bệnh lạ này cũng không dễ vì hầu hết người dân chủ quan trong việc ăn uống, thiếu kiến thức về y tế nên hoang mang trước những tin đồn cho rằng đây là một dịch bệnh nghiêm trọng.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến người dân để hiểu về nguyên nhân và thực chất căn bệnh này để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc./.
Bệnh lạ khiến người dân hoang mang
Từ cuối tháng 1/2013 đến nay, bản Khon Kén (xã Mường Nhà, huyện Điện Biên) có sáu người chết, trong đó có ba trẻ em dưới 1 tuổi, được cho là do mắc bệnh lạ - bệnh tê tê-say say. Trong bản hiện cũng có nhiều người dân đang bị bệnh nặng khiến dư luận hoang mang, lo lắng.
Trưởng bản Lò Văn Tình cho biết bệnh lạ xuất hiện, phát tán và gây tử vong rất nhanh. Người bệnh bị đau chân tay, sưng bụng sau đó chuyển lên ngực, chỉ sau một ngày một đêm là chết. Có người mắc bệnh tối hôm trước, sáng hôm sau đã tử vong.
Sau khi toàn xã có sáu người qua đời vì căn bệnh lạ, cơ quan chức năng xã đã đến khám bệnh, phát thuốc cho từng người trong bản. Từ đó, trong bản không có thêm người nào chết, một số người đang mắc bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị tái lại như trường hợp ông Lường Văn Phênh. Gia đình ông Phênh cho biết ông bị bệnh từ hồi tháng 10/2012, sau đó nhờ được đưa đi trạm xá điều trị kịp thời, bệnh đã thuyên giảm. Song mới đây, ông lại có biểu hiện phát bệnh, chân sưng và bụng chướng, chỉ nằm một chỗ không ăn uống được gì.
Giáp với bản Khon Kén là bản Ao Cá thuộc xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông). Gần đây, trong bản cũng xuất hiện ba người chết, người dân trong bản cũng cho là bị "bệnh lạ."
Anh Li A Sui, người dân bản Ao Cá cho chúng tôi xem những đốm thâm đen dưới lòng bàn chân và cổ chân và nói đó là biểu hiện của căn bệnh lạ.
Anh Sui lo lắng bởi tuy đã bôi thuốc, uống thuốc y tế xã cho rồi mà vẫn chưa khỏi.
Hiện tượng mắc bệnh lạ liên tiếp khiến người dân ở những vùng này luôn sống trong cảnh lo sợ. Cũng bởi chưa hiểu được rõ về căn bệnh, nhiều người dân cho rằng đây là một dịch bệnh lây lan.
Bệnh lạ thực chất là do thiếu dinh dưỡng
Trao đổi về vấn đề này, y sỹ Quàng Văn Long, Trưởng Trạm y tế Mường Nhà khẳng định căn bệnh này không phải là dịch bệnh và không lây lan. Ông Long cho biết từ khi xuất hiện những người chết vì bệnh này, Ủy ban Nhân dân xã cùng Trạm Y tế xã đã lên khảo sát, khám bệnh và phát thuốc cho người dân trong bản, trong đó tăng cường các loại thuốc kháng sinh giảm đau, hạ sốt, bổ sung nhiều vitamin B1.
Lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng huyện Điện Biên cũng đã đến tận bản Khon Kén để nắm bắt tình hình và có biện pháp ngăn chặn căn bệnh kịp thời.
Ông Long cho biết: “Căn bệnh lạ chưa có một cái tên cụ thể, thường được gọi là bệnh 'tê tê-say say,' thiếu vitamin hay viêm tê chân tay. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán. Biểu hiện của bệnh là đau tê mỏi chân tay, mất cảm giác ở vùng da chân tay, một số người bị sưng bắp chân, sau đó chướng bụng, tức ngực dẫn đến khó thở và tử vong. Thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi chết là gần một năm do cơ thể mất sức đề kháng dần, không ăn uống được và gầy yếu rồi chết.”
Cũng theo ông Long, nguyên nhân gây bệnh được xác định là do thiếu chất dinh dưỡng, người dân ăn uống không đảm bảo trong khi vẫn phải lao động nặng nhọc dẫn đến suy nhược cơ thể. Thoạt đầu căn bệnh không có triệu chứng nào rõ rệt nên chỉ đến khi cơ thể mất sức đề kháng, suy sụp, người bị bệnh mới biết mình mắc bệnh.
Một số người dân trong bản đã dùng thuốc đông y đắp lên các vùng sưng khiến vùng da bị thâm đen. Nhiều người mắc bệnh khác lại ăn cá đông lạnh nhiều dẫn đến cơ thể không thích nghi nên bệnh càng nặng hơn.
Ông Long cũng cho biết căn bệnh này không lây nhiễm. Để ngăn chặn bệnh này, người dân cần tăng cường uống vitamin B1, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Qua kết quả khảo sát tại bản Khon Kén, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã và Trạm Y tế xã Mường Nhà cho biết trong số sáu người chết từ cuối tháng Một đến nay chỉ có hai trường hợp là chết do bệnh lạ, bốn trường hợp còn lại, trong đó có ba trẻ nhỏ, chết do viêm phổi.
Ủy ban Nhân dân xã cùng Trạm y tế tiến hành tuyên truyền, vận động người dân uống thuốc được phát, phòng và chữa bệnh đúng cách, ăn uống đảm bảo hơn. Từ sau khi phát thuốc, khám và chữa bệnh cho người dân đến nay, bệnh đã chững lại và không gây thiệt hại gì thêm.
Y sỹ Lò Văn Miêu, Phó Trạm y tế xã Pú Hồng cho biết, hiện tại ở xã đã có ba người chết xác định là do bệnh này ở ba bản là Huổi Diên, Nà Nênh B và Ao Cá.
Trường hợp ở bản Ao Cá có ba người chết mà người dân đồn là do bệnh lạ thì đã được xác minh là một người do ăn lá ngón tự tử, người còn lại qua đời do cao tuổi.
Trạm y tế cùng Ủy ban Nhân dân xã Pú Hồng đã phát thuốc cho người dân trong bản, vận động người dân khám chữa bệnh. Đến nay, không có thêm trường hợp nào tử vong.
Ông Đoàn Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Điện Biên cho biết trung tâm nhận được thông tin về bệnh cách đây gần hai tháng. Thời gian vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông đã đến khu vực xảy ra bệnh này để tìm hiểu, đồng thời báo lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xác định đây không phải là dịch bệnh và không có tính chất lây lan.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Pú Hồng và Mường Nhà, việc vận động bà con khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Việc tuyên truyền cho người dân về căn bệnh lạ này cũng không dễ vì hầu hết người dân chủ quan trong việc ăn uống, thiếu kiến thức về y tế nên hoang mang trước những tin đồn cho rằng đây là một dịch bệnh nghiêm trọng.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến người dân để hiểu về nguyên nhân và thực chất căn bệnh này để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc./.
Xuân Tư (TTXVN)