Ngày 19/4, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường phối hợp với Tổng Cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp về xây dựng dự thảo Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhận xét Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường đã chuẩn bị dự thảo với mục tiêu, giải pháp cơ bản khá công phu.
Tuy vậy, tên của Chiến lược nên đổi thành Chiến lược phát triển bền vững biển và hải đảo đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ ngắn gọn, xúc tích hơn. Phát triển bền vững biển và hải đảo đã bao hàm tất cả nội dung khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường biển.Từ đó, xác định rõ nội hàm của vấn đề phát triển bền vững biển và hải đảo là phải khai thác hợp lý, duy trì được năng suất và môi trường tự nhiên của hệ sinh thái biển.
Chiến lược cần lấy đó là yếu tố then chốt để xây dựng các nội dung cụ thể khác, như xác định mục tiêu, giải pháp và đề xuất giải pháp ưu tiên, nhưng phải đảm bảo được yếu tố huy động được sức mạnh của cộng đồng tham gia thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường, dự thảo Chiến lược có mục tiêu tổng quát là thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, tiềm năng, vị thế của biển, đảo; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển, đảo thông qua thiết lập và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện các nguyên tắc bền vững trong khai thác sử dụng tài nguyên, kiềm chế gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, hình thành hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, củng cố vành đai xanh ven biển góp phần thực hiện thành công và bền vững Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Từ mục tiêu này, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường đưa ra 7 mục tiêu cụ thể và xác định 4 đột phá chiến lược; 6 nhóm nhiệm vụ chính và 5 nhóm giải pháp tổng thể.
Trong đó 4 vấn đề mang tính đột phá cần ưu tiên là chuyển từ thế thụ động sang chủ động trên cơ sở hiểu biển, làm chủ biển, kết hợp khai thác, sử dụng bền vững tiềm năng, lợi thế của biển; thực hiện phân vùng chức năng các vùng biển, đảo, kết nối với khu vực, châu lục và toàn cầu để phát huy tối đa tiềm năng; nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái biển, tăng cường năng lực của cộng đồng dân cư vùng ven biển, trên các đảo để thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thiết lập và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất biển, đảo./.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhận xét Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường đã chuẩn bị dự thảo với mục tiêu, giải pháp cơ bản khá công phu.
Tuy vậy, tên của Chiến lược nên đổi thành Chiến lược phát triển bền vững biển và hải đảo đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ ngắn gọn, xúc tích hơn. Phát triển bền vững biển và hải đảo đã bao hàm tất cả nội dung khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường biển.Từ đó, xác định rõ nội hàm của vấn đề phát triển bền vững biển và hải đảo là phải khai thác hợp lý, duy trì được năng suất và môi trường tự nhiên của hệ sinh thái biển.
Chiến lược cần lấy đó là yếu tố then chốt để xây dựng các nội dung cụ thể khác, như xác định mục tiêu, giải pháp và đề xuất giải pháp ưu tiên, nhưng phải đảm bảo được yếu tố huy động được sức mạnh của cộng đồng tham gia thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường, dự thảo Chiến lược có mục tiêu tổng quát là thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, tiềm năng, vị thế của biển, đảo; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển, đảo thông qua thiết lập và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện các nguyên tắc bền vững trong khai thác sử dụng tài nguyên, kiềm chế gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, hình thành hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, củng cố vành đai xanh ven biển góp phần thực hiện thành công và bền vững Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Từ mục tiêu này, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường đưa ra 7 mục tiêu cụ thể và xác định 4 đột phá chiến lược; 6 nhóm nhiệm vụ chính và 5 nhóm giải pháp tổng thể.
Trong đó 4 vấn đề mang tính đột phá cần ưu tiên là chuyển từ thế thụ động sang chủ động trên cơ sở hiểu biển, làm chủ biển, kết hợp khai thác, sử dụng bền vững tiềm năng, lợi thế của biển; thực hiện phân vùng chức năng các vùng biển, đảo, kết nối với khu vực, châu lục và toàn cầu để phát huy tối đa tiềm năng; nâng cao khả năng chống chịu của hệ sinh thái biển, tăng cường năng lực của cộng đồng dân cư vùng ven biển, trên các đảo để thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thiết lập và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất biển, đảo./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)