Ngày 14/12, tại Hà Nội, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo tham vấn “Tiềm năng xây dựng, thực hiện và quản lý hành động giảm nhẹ phát thải nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tại Việt Nam."
Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Lê Công Thành cho biết Hội thảo nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương tham khảo việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời để chủ động các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, giai đoạn 2012-2020.
Sau khi nghe đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NAMA tại các nước đang phát triển; ý kiến của đại diện Chương trình Quản lý Tài nguyên thiên nhiên, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam về các lĩnh vực tiềm năng trong xây dựng và thực hiện NAMA tại Việt Nam và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường giới thiệu khái quát về Hệ thống Đo đạc-Báo cáo-Thẩm định (MRV), các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng nhau thảo luận, thống nhất đánh giá về tiềm năng, thách thức và cơ hội trong xây dựng, thực hiện và quản lý NAMA tại Việt Nam.
Theo Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Khắc Hiếu, tại Việt Nam, NAMA có thể mang lại nhiều cơ hội tận dụng cơ chế tài chính, tài trợ quốc tế cho các hoạt động giảm nhẹ; thay đổi công nghệ, tăng cường hiệu quả kinh tế trong các lĩnh vực chủ chốt có tính cạnh tranh quốc tế như sản xuất thép, ximăng, năng lượng, nông nghiệp; triển khai các công nghệ cácbon thấp, tiên tiến nhằm hướng tới một nền kinh tế cácbon thấp và tăng trưởng xanh; hỗ trợ các biện pháp giảm nhẹ cấp ngành, thu được lợi ích đi kèm như tạo việc làm, cải thiện môi trường tăng cường năng lực của Việt Nam khi đàm phán về các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và nâng cao năng lực trong xây dựng, thực hiện các dự án giảm nhẹ khí nhà kính.
Tuy vậy, Việt Nam còn gặp một số thách thức như khái niệm, định nghĩa NAMA còn chưa rõ ràng; thiếu cơ sở thống nhất cho xây dựng NAMA; năng lực còn hạn chế; nền tảng về thể chế, chính sách cho NAMA còn thiếu; hệ thống đo đạc-báo cáo-thẩm định (MRV) cho NAMA cấp quốc gia và cấp ngành chưa hình thành; hệ thống quản lý các hoạt động sau NAMA còn thiếu. Do vậy cần nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện, chính sách và các biện pháp khuyến khích NAMA.
Ông Koos Neefjes, Cố vấn chính sách Biến đổi khí hậu UNDP tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam có thể đăng ký bất kỳ NAMA nào vào hệ thống đăng ký nhằm tăng cơ hội đảm bảo hỗ trợ quốc tế. Việc xây dựng năng lực và NAMA cần có phương thức quản lý khác nhau của chính phủ, khu vực tư nhân, các bên liên quan và các tổ chức phi chính phủ nên được tham gia đầy đủ trên cơ sở các vai trò khác nhau mà họ có thể đóng góp.
Chính phủ có vai trò điều phối và cung cấp tài chính và các nguồn lực khác, khu vực tư nhân có thể cho vay tài chính, đầu tư, cung cấp thiết bị và công nghệ, các tổ chức xã hội dân sự có thể bao gồm các nhà đầu tư và người lao động bị ảnh hưởng, và người dân địa phương bị ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực từ các nguồn đầu tư./.
Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Lê Công Thành cho biết Hội thảo nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương tham khảo việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời để chủ động các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, giai đoạn 2012-2020.
Sau khi nghe đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NAMA tại các nước đang phát triển; ý kiến của đại diện Chương trình Quản lý Tài nguyên thiên nhiên, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam về các lĩnh vực tiềm năng trong xây dựng và thực hiện NAMA tại Việt Nam và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường giới thiệu khái quát về Hệ thống Đo đạc-Báo cáo-Thẩm định (MRV), các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng nhau thảo luận, thống nhất đánh giá về tiềm năng, thách thức và cơ hội trong xây dựng, thực hiện và quản lý NAMA tại Việt Nam.
Theo Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Khắc Hiếu, tại Việt Nam, NAMA có thể mang lại nhiều cơ hội tận dụng cơ chế tài chính, tài trợ quốc tế cho các hoạt động giảm nhẹ; thay đổi công nghệ, tăng cường hiệu quả kinh tế trong các lĩnh vực chủ chốt có tính cạnh tranh quốc tế như sản xuất thép, ximăng, năng lượng, nông nghiệp; triển khai các công nghệ cácbon thấp, tiên tiến nhằm hướng tới một nền kinh tế cácbon thấp và tăng trưởng xanh; hỗ trợ các biện pháp giảm nhẹ cấp ngành, thu được lợi ích đi kèm như tạo việc làm, cải thiện môi trường tăng cường năng lực của Việt Nam khi đàm phán về các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và nâng cao năng lực trong xây dựng, thực hiện các dự án giảm nhẹ khí nhà kính.
Tuy vậy, Việt Nam còn gặp một số thách thức như khái niệm, định nghĩa NAMA còn chưa rõ ràng; thiếu cơ sở thống nhất cho xây dựng NAMA; năng lực còn hạn chế; nền tảng về thể chế, chính sách cho NAMA còn thiếu; hệ thống đo đạc-báo cáo-thẩm định (MRV) cho NAMA cấp quốc gia và cấp ngành chưa hình thành; hệ thống quản lý các hoạt động sau NAMA còn thiếu. Do vậy cần nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện, chính sách và các biện pháp khuyến khích NAMA.
Ông Koos Neefjes, Cố vấn chính sách Biến đổi khí hậu UNDP tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam có thể đăng ký bất kỳ NAMA nào vào hệ thống đăng ký nhằm tăng cơ hội đảm bảo hỗ trợ quốc tế. Việc xây dựng năng lực và NAMA cần có phương thức quản lý khác nhau của chính phủ, khu vực tư nhân, các bên liên quan và các tổ chức phi chính phủ nên được tham gia đầy đủ trên cơ sở các vai trò khác nhau mà họ có thể đóng góp.
Chính phủ có vai trò điều phối và cung cấp tài chính và các nguồn lực khác, khu vực tư nhân có thể cho vay tài chính, đầu tư, cung cấp thiết bị và công nghệ, các tổ chức xã hội dân sự có thể bao gồm các nhà đầu tư và người lao động bị ảnh hưởng, và người dân địa phương bị ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực từ các nguồn đầu tư./.
Thanh Tuấn (TTXVN)