Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thực hiện cấp quyền khai thác mặt nước cho ngư dân nhằm tăng cường việc quản lý khai thác thủy sản đầm phá.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế triển khai thực hiện xây dựng chín mô hình điểm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các xã: Quảng Lợi (huyện Quảng Ðiền), xã Phú Diên và Vinh Phú (huyện Phú Vang), xã Hương Phong (huyện Hương Trà)... với tổng diện tích hơn 500ha.
Ðây là khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng, làm cơ sở mở rộng phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang-Cầu Hai và thực hiện tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tạo các bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Hiện nay, vùng đàm phá đã có 4 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích hơn 200ha đã được hình thành và giao cho công đồng ngư dân tổ chức quản lý như Cồn Chìm, xã Vinh Phú; Doi Chỏi xã Phú Diên (huyện Phú Vang), khu bảo vệ Cồn Cát, xã Điền Hải (huyện Quảng Điền) và khu bảo vệ thủy sản Đập Tây-Chùa Ma, xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc).
Việc thành lập các khu bảo vệ thủy sản quy mô nhỏ, và giao cho cộng đồng ngư dân tự quản chính là giải pháp cần thiết đồng thời, thông qua mô hình này, nhà nước vừa có thể đạt được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, người dân vẫn được hưởng lợi từ các khu bảo vệ.
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thực hiện nhiều biện pháp khắc phục tình trạng đánh bắt theo lối tự nhiên, không đi đôi với bảo vệ môi trường; ngăn chặn lối đánh bắt theo lối hủy diệt như dùng xung điện, giã cào, đặt lừ, nò sáo... làm cạn kiệt đến nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Trong 3 năm trở lại đây, nhờ tích cực vận động, lượng nò sáo (ngư cụ phổ biến của người dân địa phương) trên toàn vùng đầm phá giảm xuống 45% so với ban đầu. Từ chỗ chằng chịt các trộ nò sáo nay được sắp xếp về số lượng, kích cỡ, mật độ cho nghề nò sáo vừa đảm bảo các yêu cầu về giao thông thủy nội địa; vừa tạo luồng lạch cho các loài thủy hải sản di cư trong mùa sinh sản.
Khoảng cách tối thiểu của các trộ nò sáo cách nhau 150m, mắt lưới tối thiểu của nò sáo, cánh sáo 2a = 18 mm, để không tận diệt cá con.
Nhiều mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cũng đang được hình thành. Đáng chú ý, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập được 57 chi hội nghề cá với 4.500 hội viên. Hoạt động của các chi hội bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ nghề cá với mục tiêu là phát triển bền vững để bảo vệ tài nguyên nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế triển khai thực hiện xây dựng chín mô hình điểm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các xã: Quảng Lợi (huyện Quảng Ðiền), xã Phú Diên và Vinh Phú (huyện Phú Vang), xã Hương Phong (huyện Hương Trà)... với tổng diện tích hơn 500ha.
Ðây là khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng, làm cơ sở mở rộng phát triển mạng lưới các khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng trên toàn đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang-Cầu Hai và thực hiện tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tạo các bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Hiện nay, vùng đàm phá đã có 4 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích hơn 200ha đã được hình thành và giao cho công đồng ngư dân tổ chức quản lý như Cồn Chìm, xã Vinh Phú; Doi Chỏi xã Phú Diên (huyện Phú Vang), khu bảo vệ Cồn Cát, xã Điền Hải (huyện Quảng Điền) và khu bảo vệ thủy sản Đập Tây-Chùa Ma, xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc).
Việc thành lập các khu bảo vệ thủy sản quy mô nhỏ, và giao cho cộng đồng ngư dân tự quản chính là giải pháp cần thiết đồng thời, thông qua mô hình này, nhà nước vừa có thể đạt được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, người dân vẫn được hưởng lợi từ các khu bảo vệ.
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang thực hiện nhiều biện pháp khắc phục tình trạng đánh bắt theo lối tự nhiên, không đi đôi với bảo vệ môi trường; ngăn chặn lối đánh bắt theo lối hủy diệt như dùng xung điện, giã cào, đặt lừ, nò sáo... làm cạn kiệt đến nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Trong 3 năm trở lại đây, nhờ tích cực vận động, lượng nò sáo (ngư cụ phổ biến của người dân địa phương) trên toàn vùng đầm phá giảm xuống 45% so với ban đầu. Từ chỗ chằng chịt các trộ nò sáo nay được sắp xếp về số lượng, kích cỡ, mật độ cho nghề nò sáo vừa đảm bảo các yêu cầu về giao thông thủy nội địa; vừa tạo luồng lạch cho các loài thủy hải sản di cư trong mùa sinh sản.
Khoảng cách tối thiểu của các trộ nò sáo cách nhau 150m, mắt lưới tối thiểu của nò sáo, cánh sáo 2a = 18 mm, để không tận diệt cá con.
Nhiều mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cũng đang được hình thành. Đáng chú ý, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập được 57 chi hội nghề cá với 4.500 hội viên. Hoạt động của các chi hội bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ nghề cá với mục tiêu là phát triển bền vững để bảo vệ tài nguyên nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) rộng hơn 22.000ha, giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu điều tra cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật. Trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước thì tập trung ở các vùng cửa sông Ô Lâu, Đại Giang (thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai) |
Quốc Việt (Vietnam+)