Thủ tướng Chính phủ vừa ký Nghị định số 70/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân.
Nghị định gồm bảy chương, với 45 điều về bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân; xây dựng nhà máy điện hạt nhân; vận hành nhà máy điện hạt nhân; chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân; ứng phó với sự cố nhà máy điện hạt nhân.
Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ áp dụng nghị định này.
Nghị định nêu rõ: việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.
Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan Nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức, cá nhân được cấp phép.
Theo Nghị định, việc ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân được giao cho từ cấp tỉnh tới cấp trung ương, các cơ quan này sẽ phải thực hiện các biện pháp thích hợp, huy động mọi nguồn lực để bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản và cuộc sống của người dân trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân cũng phải có trách nhiệm thiết lập hệ thống ứng phó cấp cơ sở, bảo đảm sẵn sàng các trang thiết bị nhằm sẵn sàng ứng phó sự cố hạt nhân theo kế hoạch ứng phó sự cố đã được phê duyệt.
Cơ quan này cũng phải cung cấp thông tin kịp thời, trung thực về tình hình sự cố xảy ra theo quy định; tham gia ứng phó sự cố ở cấp tỉnh và cấp quốc gia; và phối hợp với các cơ quan liên quan để đánh giá mức độ thiệt hại và phương án bồi thường khắc phục hậu quả theo quy định, cũng là trách nhiệm của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân.
Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân theo kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đã được phê duyệt định kỳ hàng năm và báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
Bên cạnh đó, tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm cử nhân viên tham gia các chương trình huấn luyện về ứng phó sự cố hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8 tới./.
Nghị định gồm bảy chương, với 45 điều về bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân; xây dựng nhà máy điện hạt nhân; vận hành nhà máy điện hạt nhân; chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân; ứng phó với sự cố nhà máy điện hạt nhân.
Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và đảm bảo an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ áp dụng nghị định này.
Nghị định nêu rõ: việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.
Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan Nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức, cá nhân được cấp phép.
Theo Nghị định, việc ứng phó sự cố nhà máy điện hạt nhân được giao cho từ cấp tỉnh tới cấp trung ương, các cơ quan này sẽ phải thực hiện các biện pháp thích hợp, huy động mọi nguồn lực để bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản và cuộc sống của người dân trong trường hợp xảy ra sự cố.
Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân cũng phải có trách nhiệm thiết lập hệ thống ứng phó cấp cơ sở, bảo đảm sẵn sàng các trang thiết bị nhằm sẵn sàng ứng phó sự cố hạt nhân theo kế hoạch ứng phó sự cố đã được phê duyệt.
Cơ quan này cũng phải cung cấp thông tin kịp thời, trung thực về tình hình sự cố xảy ra theo quy định; tham gia ứng phó sự cố ở cấp tỉnh và cấp quốc gia; và phối hợp với các cơ quan liên quan để đánh giá mức độ thiệt hại và phương án bồi thường khắc phục hậu quả theo quy định, cũng là trách nhiệm của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân.
Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân theo kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đã được phê duyệt định kỳ hàng năm và báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.
Bên cạnh đó, tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm cử nhân viên tham gia các chương trình huấn luyện về ứng phó sự cố hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)