Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, di tích kiến trúc Trường Lũy Quảng Ngãi thuộc các huyện Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, đến Đức Phổ, đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Khu vực bảo vệ được xác định theo biên bản khoanh vùng bảo vệ trong hồ sơ di tích mà các địa phương ký xác nhận bảo vệ.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu, di tích Trường Lũy Quảng Ngãi được bắt đầu xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XV và cơ bản được hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, hùng vĩ, Trường Lũy trải dài qua 8 huyện của tỉnh Quảng Ngãi từ huyện Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, đến Đức Phổ và 2 huyện Hoài Nhơn, An Lão (tỉnh Bình Định) có tổng chiều dài 130km; trong đó ở Quảng Ngãi có chiều dài 113km.
Trường Lũy Quảng Ngãi là công trình kiến trúc lớn và đa dạng với nhiều phần bằng đá, nhiều phần khác làm bằng đất và một số đoạn làm bằng cả đất và đá. Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn như ở Thiên Xuân (Hành Tín Đông), đèo Eo Gió, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành.
Năm 2005 các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ và Viện Khảo cổ học đã phát hiện và chính thức bắt tay khảo sát, nghiên cứu Trường Lũy này. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, mãi đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ mới chính thức công bố kết quả nghiên cứu của mình.
Cuối tháng 2 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa vào danh mục đầu tư với mức kinh phí 15 tỷ đồng để bảo vệ, tôn tạo di tích Trường Lũy./.
Khu vực bảo vệ được xác định theo biên bản khoanh vùng bảo vệ trong hồ sơ di tích mà các địa phương ký xác nhận bảo vệ.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu, di tích Trường Lũy Quảng Ngãi được bắt đầu xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XV và cơ bản được hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, hùng vĩ, Trường Lũy trải dài qua 8 huyện của tỉnh Quảng Ngãi từ huyện Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, đến Đức Phổ và 2 huyện Hoài Nhơn, An Lão (tỉnh Bình Định) có tổng chiều dài 130km; trong đó ở Quảng Ngãi có chiều dài 113km.
Trường Lũy Quảng Ngãi là công trình kiến trúc lớn và đa dạng với nhiều phần bằng đá, nhiều phần khác làm bằng đất và một số đoạn làm bằng cả đất và đá. Hiện nay, trên dọc lũy vẫn còn những đoạn lũy khá nguyên vẹn như ở Thiên Xuân (Hành Tín Đông), đèo Eo Gió, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành.
Năm 2005 các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ và Viện Khảo cổ học đã phát hiện và chính thức bắt tay khảo sát, nghiên cứu Trường Lũy này. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, mãi đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ mới chính thức công bố kết quả nghiên cứu của mình.
Cuối tháng 2 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa vào danh mục đầu tư với mức kinh phí 15 tỷ đồng để bảo vệ, tôn tạo di tích Trường Lũy./.
Nguyễn Đăng Lâm (Vietnam+)