Đi du xuân trên phố ông đồ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) và xin chữ trong ngày đầu năm mới là nét đẹp văn hóa của người Hà thành đã nhiều năm qua.
Từ sớm mùng Một Tết, trong tiết trời lạnh giá đặc trưng của miền Bắc, nơi này đã đông như mở hội.
Trên vỉa hè Văn Miếu là cảnh các ông đồ mặc áo the, khăn xếp ngồi cạnh những ông đồ đi giầy Tây, đội mũ phớt đang nắn nót thảo những dòng chữ như rồng bay phượng múa.
Còn dưới lòng đường và cũng cả trên vỉa hè là khách du xuân - từ cụ ông, cụ bà đến những gia đình trẻ, những nam thanh, nữ tú đến những cô, cậu học trò - tấp nập dạo phố. Mỗi khi xin được một chữ đắc ý thì niềm hân hoan, hạnh phúc thấy rõ trên nét mặt khách chơi xuân.
Lẫn trong dòng người náo nức mở hội đầu năm là khá đông khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Họ cũng ngạc nhiên dừng chân bên các bàn thư pháp Việt Nam, tò mò ghi tên để được thầy đồ cho chữ.
Thổ lộ về chuyến du xuân ngày đầu năm ở phố Thày Đồ, bác Phạm Nguyên An, 65 tuổi, ở Lạc Trung, Hai Bà Trưng, cho biết ngày đầu năm, đi cùng gia đình đến Văn Miếu thắp nén nhang, dâng lễ trước ban thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân Chu Văn An trong nhà Thái Học để mong cho một năm mới tốt đẹp, việc học trôi chảy là nếp nhà đã lâu nay của gia đình. Đó cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của Thủ đô so với những nơi khác trong cả nước.
“Ai cũng mong có được những con chữ thể hiện công lao sinh thành, tình cảm phụ mẫu thiêng liêng hay những ước vọng cho năm mới, những lời chúc xuân, chúc sức khỏe, an khang. Mỗi câu đối, khung chữ, liễn đối bằng mành trúc... có giá khác nhau, từ 150.000 đến 500.000 ngàn đồng và hơn thế nữa, tùy theo chất liệu và kích thước. Nhìn cảnh các bạn trẻ đến xin chữ ở Văn Miếu, tôi mong rằng nét đẹp văn hóa này được giữ mãi cho đến thế hệ tương lai, nhân rộng lên để làm giàu đội ngũ trí thức, giúp đất nước phát triển” - chị Ngọc Huyền, 32 tuổi, một khách du xuân tâm sự.
Vừa nắn nót thảo lên trang giấy đổ “Phúc” cho một đôi bạn trẻ, thày đồ Lê Phúc vừa cho biết năm nay phố ông Đồ được tổ chức từ ngày 20 tháng Chạp và kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.
Hơn 50 ông đồ đến từ 2 câu lạc bộ thư pháp lớn ở Hà Nội là câu lạc bộ thư pháp của UNESCO và câu lạc bộ thư pháp Hương Nam góp phần làm đẹp hơn bức tranh xuân phố phường Hà Nội.
“Mỗi một chữ thư pháp đều ẩn chứa một ý tứ riêng. Người chơi phải có sự am hiểu nhất định và cũng phải có được cái nhìn tinh tế mới thấy được nét đẹp, ý nghĩa sau mỗi nét uyển chuyển của con chữ. Nét chữ là nét người,” ông Phúc tâm sự.
Cách không xa đó, ông đồ Nguyễn Khánh Toàn, Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam, ngồi hỏi ước nguyện năm mới của cặp vợ chồng trẻ trước khi cho chữ. “Chữ An chiết tự thì gồm có trên là bộ Miên - nghĩa là mái nhà, và dưới là chữ Nữ - nghĩa là người con gái.
"Người con gái ở trong nhà thì bình an vô sự và nhà luôn có cơm dẻo, canh ngọt, nhà cửa ấm êm. Năm Nhâm Thìn này, bạn sinh con gái thì nên lấy chữ này” - ông đồ Toàn giảng giải ý nghĩa từng câu chữ để người xin chữ nhận ra ý nghĩa, triết lý sống của chữ “An” rồi mới thong thả, từ tốn uốn lượn từng nét chữ rồng bay trên giấy đỏ.
“Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực tàu giấy đỏ. Trên phố đông người qua…” Ngày Tết cổ truyền du xuân được thưởng lãm hình ảnh “Ông đồ” với mực tàu giấy đỏ trên phố có cảm giác thật nôn nao./.
Từ sớm mùng Một Tết, trong tiết trời lạnh giá đặc trưng của miền Bắc, nơi này đã đông như mở hội.
Trên vỉa hè Văn Miếu là cảnh các ông đồ mặc áo the, khăn xếp ngồi cạnh những ông đồ đi giầy Tây, đội mũ phớt đang nắn nót thảo những dòng chữ như rồng bay phượng múa.
Còn dưới lòng đường và cũng cả trên vỉa hè là khách du xuân - từ cụ ông, cụ bà đến những gia đình trẻ, những nam thanh, nữ tú đến những cô, cậu học trò - tấp nập dạo phố. Mỗi khi xin được một chữ đắc ý thì niềm hân hoan, hạnh phúc thấy rõ trên nét mặt khách chơi xuân.
Lẫn trong dòng người náo nức mở hội đầu năm là khá đông khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Họ cũng ngạc nhiên dừng chân bên các bàn thư pháp Việt Nam, tò mò ghi tên để được thầy đồ cho chữ.
Thổ lộ về chuyến du xuân ngày đầu năm ở phố Thày Đồ, bác Phạm Nguyên An, 65 tuổi, ở Lạc Trung, Hai Bà Trưng, cho biết ngày đầu năm, đi cùng gia đình đến Văn Miếu thắp nén nhang, dâng lễ trước ban thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân Chu Văn An trong nhà Thái Học để mong cho một năm mới tốt đẹp, việc học trôi chảy là nếp nhà đã lâu nay của gia đình. Đó cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của Thủ đô so với những nơi khác trong cả nước.
“Ai cũng mong có được những con chữ thể hiện công lao sinh thành, tình cảm phụ mẫu thiêng liêng hay những ước vọng cho năm mới, những lời chúc xuân, chúc sức khỏe, an khang. Mỗi câu đối, khung chữ, liễn đối bằng mành trúc... có giá khác nhau, từ 150.000 đến 500.000 ngàn đồng và hơn thế nữa, tùy theo chất liệu và kích thước. Nhìn cảnh các bạn trẻ đến xin chữ ở Văn Miếu, tôi mong rằng nét đẹp văn hóa này được giữ mãi cho đến thế hệ tương lai, nhân rộng lên để làm giàu đội ngũ trí thức, giúp đất nước phát triển” - chị Ngọc Huyền, 32 tuổi, một khách du xuân tâm sự.
Vừa nắn nót thảo lên trang giấy đổ “Phúc” cho một đôi bạn trẻ, thày đồ Lê Phúc vừa cho biết năm nay phố ông Đồ được tổ chức từ ngày 20 tháng Chạp và kết thúc vào ngày rằm tháng giêng.
Hơn 50 ông đồ đến từ 2 câu lạc bộ thư pháp lớn ở Hà Nội là câu lạc bộ thư pháp của UNESCO và câu lạc bộ thư pháp Hương Nam góp phần làm đẹp hơn bức tranh xuân phố phường Hà Nội.
“Mỗi một chữ thư pháp đều ẩn chứa một ý tứ riêng. Người chơi phải có sự am hiểu nhất định và cũng phải có được cái nhìn tinh tế mới thấy được nét đẹp, ý nghĩa sau mỗi nét uyển chuyển của con chữ. Nét chữ là nét người,” ông Phúc tâm sự.
Cách không xa đó, ông đồ Nguyễn Khánh Toàn, Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam, ngồi hỏi ước nguyện năm mới của cặp vợ chồng trẻ trước khi cho chữ. “Chữ An chiết tự thì gồm có trên là bộ Miên - nghĩa là mái nhà, và dưới là chữ Nữ - nghĩa là người con gái.
"Người con gái ở trong nhà thì bình an vô sự và nhà luôn có cơm dẻo, canh ngọt, nhà cửa ấm êm. Năm Nhâm Thìn này, bạn sinh con gái thì nên lấy chữ này” - ông đồ Toàn giảng giải ý nghĩa từng câu chữ để người xin chữ nhận ra ý nghĩa, triết lý sống của chữ “An” rồi mới thong thả, từ tốn uốn lượn từng nét chữ rồng bay trên giấy đỏ.
“Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực tàu giấy đỏ. Trên phố đông người qua…” Ngày Tết cổ truyền du xuân được thưởng lãm hình ảnh “Ông đồ” với mực tàu giấy đỏ trên phố có cảm giác thật nôn nao./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)