“Khi HNX-Index về tới ngưỡng 104 điểm (11/1), tôi có dự cảm thị trường đang tạo khu vực đáy, căn cứ vào đó tôi quyết định mua vào một số mã cổ phiếu trên hai sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE),” ông Nguyễn Thanh Bình, nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết.
Thị trường chứng khoán bất ngờ tăng 4 phiên liên tiếp, nâng VN-Index từ ngưỡng 477 điểm (12/01) bỏ qua mốc kháng cự 480 điểm leo thẳng lên mức 495 điểm (17/1), kéo theo đó thanh khoản trên cả hai sàn niêm yết cùng tăng lên mức khá tích cực .
Điều này, đã mở ra một làn sóng tâm lý kỳ vọng vào xu thế tăng trưởng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng nghiên cứu phân tích, Công ty Chứng khoán IRS, thị trường bắt đầu nhìn thấy tín hiệu tốt về tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu bluechip chỉ góp phần làm đẹp chỉ số VN-Index.Thực sự diễn biến cục diện đang cho thấy các nhà đầu tư cá nhân có lẽ đã bình tĩnh hơn khi đưa ra các quyết định vào thị trường.
“Nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tăng nhẹ, còn xu thế bứt phá là rất khó bởi HNX-Index sẽ phải đối mặt ngưỡng cản kỹ thuật rất mạnh tại vùng 155 – 120 điểm và VN-Index tại 500 điểm. Để xác định xu thế rõ ràng hơn, chúng tôi cần phải quan sát diễn biến thị trường cùng tính thanh khoản thêm một đến hai phiên nữa,” ông Việt nói.
Ông Bình đưa lý do: “Nhiều cổ phiếu đã về mức giá tương đối tốt và đây cũng là cơ hội để tích lũy. Hiện nay tôi đã mua vào khoảng 70% giá trị vốn hiện có. Và kể cả thị trường có điều chỉnh một vài phiên thì tôi vẫn tin tưởng xu hướng thị trường có triển vọng hơn từ nay cho tới giáp Tết âm lịch”.
Trái với những lạc quan trên, ông Ngô Quang Trung, Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán Hòa Bình vẫn tỏ ra lo lắng về tình hình thị trường cổ phiếu niêm yết, đầu tư bây giờ rất khó khăn, nếu nhà đầu tư nào đã có hàng thì vẫn có thể tiếp tục giữ, nhưng các nhà đầu tư đang giữ tiền mà mua vào lúc này thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Sự góp mặt của các nhà đầu tư cá nhân chưa rõ ràng, dòng tiền trên thị trường chủ yếu đến từ các tổ chức và vẫn chỉ hướng vào dòng cổ phiếu bluechip cùng một số mã nóng. Có thể nói trong những phiên vừa qua thị trường đi lên trong tâm lý nghi ngờ. Vậy theo cá nhân tôi, diễn biễn thị trường chưa thể nói là lạc quan,” ông Trung đưa ra quan điểm.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, nhà đầu tư lâu năm chỉ ra, cách đây không lâu, trong hai phiên giao dịch cuối tuần trước (13/2 – 14/1) không chỉ giới đầu tư mà nhiều chuyên gia vẫn đưa ra những quan điểm nhận định về thị trường tương đối thận trọng.
Bên phía sàn HoSE, chỉ số đang bị tác động bởi một vài mã cổ phiếu, bên cạnh đó giao dịch tại HNX vẫn chưa được cải thiện nhiều, cổ phiếu ở các mức giá cao vẫn bị các nhà đầu tư tiếp tục bán. Đà lên trong các phiên này chưa đủ sức lan tỏa toàn thị trường niêm yết.
“Không thể vội vàng quên ngay được các bài học đắt giá trước đó, cần phải quan sát kỹ lưỡng diễn biến thị trường trong các phiên tới. Và thị trường có đà đi lên thì cách thức lướt sóng T+4 (ngày chứng khoán về tài khoản) hay sử dụng đòn bảy vẫn là mối nguy hiểm thường trực,” ông Lâm quả quyết./.
Thị trường chứng khoán bất ngờ tăng 4 phiên liên tiếp, nâng VN-Index từ ngưỡng 477 điểm (12/01) bỏ qua mốc kháng cự 480 điểm leo thẳng lên mức 495 điểm (17/1), kéo theo đó thanh khoản trên cả hai sàn niêm yết cùng tăng lên mức khá tích cực .
Điều này, đã mở ra một làn sóng tâm lý kỳ vọng vào xu thế tăng trưởng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng nghiên cứu phân tích, Công ty Chứng khoán IRS, thị trường bắt đầu nhìn thấy tín hiệu tốt về tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu bluechip chỉ góp phần làm đẹp chỉ số VN-Index.Thực sự diễn biến cục diện đang cho thấy các nhà đầu tư cá nhân có lẽ đã bình tĩnh hơn khi đưa ra các quyết định vào thị trường.
“Nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tăng nhẹ, còn xu thế bứt phá là rất khó bởi HNX-Index sẽ phải đối mặt ngưỡng cản kỹ thuật rất mạnh tại vùng 155 – 120 điểm và VN-Index tại 500 điểm. Để xác định xu thế rõ ràng hơn, chúng tôi cần phải quan sát diễn biến thị trường cùng tính thanh khoản thêm một đến hai phiên nữa,” ông Việt nói.
Ông Bình đưa lý do: “Nhiều cổ phiếu đã về mức giá tương đối tốt và đây cũng là cơ hội để tích lũy. Hiện nay tôi đã mua vào khoảng 70% giá trị vốn hiện có. Và kể cả thị trường có điều chỉnh một vài phiên thì tôi vẫn tin tưởng xu hướng thị trường có triển vọng hơn từ nay cho tới giáp Tết âm lịch”.
Trái với những lạc quan trên, ông Ngô Quang Trung, Trưởng phòng môi giới Công ty chứng khoán Hòa Bình vẫn tỏ ra lo lắng về tình hình thị trường cổ phiếu niêm yết, đầu tư bây giờ rất khó khăn, nếu nhà đầu tư nào đã có hàng thì vẫn có thể tiếp tục giữ, nhưng các nhà đầu tư đang giữ tiền mà mua vào lúc này thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Sự góp mặt của các nhà đầu tư cá nhân chưa rõ ràng, dòng tiền trên thị trường chủ yếu đến từ các tổ chức và vẫn chỉ hướng vào dòng cổ phiếu bluechip cùng một số mã nóng. Có thể nói trong những phiên vừa qua thị trường đi lên trong tâm lý nghi ngờ. Vậy theo cá nhân tôi, diễn biễn thị trường chưa thể nói là lạc quan,” ông Trung đưa ra quan điểm.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, nhà đầu tư lâu năm chỉ ra, cách đây không lâu, trong hai phiên giao dịch cuối tuần trước (13/2 – 14/1) không chỉ giới đầu tư mà nhiều chuyên gia vẫn đưa ra những quan điểm nhận định về thị trường tương đối thận trọng.
Bên phía sàn HoSE, chỉ số đang bị tác động bởi một vài mã cổ phiếu, bên cạnh đó giao dịch tại HNX vẫn chưa được cải thiện nhiều, cổ phiếu ở các mức giá cao vẫn bị các nhà đầu tư tiếp tục bán. Đà lên trong các phiên này chưa đủ sức lan tỏa toàn thị trường niêm yết.
“Không thể vội vàng quên ngay được các bài học đắt giá trước đó, cần phải quan sát kỹ lưỡng diễn biến thị trường trong các phiên tới. Và thị trường có đà đi lên thì cách thức lướt sóng T+4 (ngày chứng khoán về tài khoản) hay sử dụng đòn bảy vẫn là mối nguy hiểm thường trực,” ông Lâm quả quyết./.
Linh Chi (Vietnam+)