Có thể nói, trong quý 1, mặc dù nền kinh tế toàn cầu chưa có nhiều sáng sủa nhưng thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng, đặc biệt là sự xuất hiện nhu cầu tăng đột biến ở hai thị trường là Brazil và Mexico.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), để mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ USD là vô cùng khó khăn do dòng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang rất hạn hẹp.
Thị trường vẫn mở rộng
Theo dự báo của Vasep, sản lượng xuất khẩu năm 2012 ước đạt từ 550.000-600.000 tấn. Lượng hàng này sẽ được xuất khẩu đi rất nhiều thị trường, trong đó thị trường Mỹ vẫn là thị trường tốt nhất năm nay tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam cần phải đồng lòng trong việc xây dựng hình ảnh chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam tại Hoa Kỳ, chứ không phải cạnh tranh về giá và chạy theo số lượng như hiện nay.
Với thị trường EU, tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây vẫn là thị trường lớn, quan trọng và việc giữ vững thị trường này là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì khách hàng mới ngày càng khó kiếm, nên việc giữ chân các khách hàng truyền thống, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn là hướng đi chung của nhiều công ty hiện nay.
Bên cạnh mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh, nên nghiên cứu các sản phẩm khác như cùng là sản phẩm phi le đông lạnh nhưng là premium quality để tìm cho mình chỗ đứng trong phân khúc cao cấp.
Đặc biệt, xu hướng xuất khẩu đang tăng mạnh ở hai khối thị trường Nam Mỹ mở ra triển vọng cho ngành cá tra những năm tới. Tuy không quá khắt khe về chất lượng như thị trường Mỹ và EU nhưng việc tiếp cận các thị trường này còn hạn chế do giữa Việt Nam và một số nước Nam Mỹ như Argentina, Peru… chưa thiết lập được những liên hệ cấp cao cần thiết để mở đường cho kinh doanh hai phía.
Cần 2.000 tỷ đồng vốn
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep khẳng định, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp thủy sản nói chung và doanh nghiệp cá tra nói riêng là thiếu vốn, nếu không giải quyết được thì khó khăn càng ngày càng lớn.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt (thuộc Vasep) cho biết thêm, hiện tại có đến 70% số nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ngưng hoạt động do không còn nguyên liệu để chế biến, trong khi tôm cá ở các ao nuôi thiếu hụt thức ăn trầm trọng. Đầu năm giá bánh bột đậu nành chỉ hơn 400 USD tấn, các doanh nghiệp lại không có vốn để mua, đến nay lên trên 560 USD/tấn doanh nghiệp càng không có tiền nhập khẩu.
Sau vụ Công ty Bình An và một số doanh nghiệp trong ngành thua lỗ lớn, cả người nuôi cá lẫn các ngân hàng đều dè chừng, nghi ngờ các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhận định, tăng trưởng tín dụng quý 1 vừa qua ở mức âm chứng tỏ các ngân hàng vẫn đang thu hồi vốn về, dường như các ngân hàng không quan tâm đến thủy sản nữa. Các doanh nghiệp cho biết, thời điểm hiện tại nguồn cá trong dân vẫn còn, nhưng người dân muốn bán lấy tiền mặt để tránh rủi ro bởi trên thực tế, người nuôi có tâm lý thà để cá quá lứa còn hơn là bán chịu cho doanh nghiệp chế biến…
Ông Dương Ngọc Minh phân tích, để đầu tư thả nuôi 1ha cá tra phải mất khoảng 8 tỉ đồng, trong đó người nuôi chỉ có khoảng 5% vốn, còn lại 95% là vốn vay ngân hàng. Khi ngân hàng “đóng cửa” với cả nông dân lẫn doanh nghiệp, người nuôi treo ao là lẽ tất nhiên, kéo theo đó là tình trạng đa phần các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hiện hoạt động dưới 50% công suất do không mua được nguyên liệu. Ông Minh khẳng định, nếu không tháo gỡ khó khăn về vốn, đến quý 3 các doanh nghiệp sẽ không còn cá để chế biến.
Trước những khó khăn này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra cho rằng, Vasep phải cần tới vai trò của Chính phủ tác động đến các ngân hàng mới có thể giúp ngành cá tra thoát khỏi giai đoạn khó khăn này. Chỉ cần các ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán trong các hợp đồng mua cá của doanh nghiệp với người nuôi theo phương thức ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua cá nguyên liệu trong dân, hoặc bảo lãnh trong trường hợp doanh nghiệp không trả được thì ngân hàng sẽ trả khoản đó. Làm được điều này sẽ không xảy ra tình trạng nợ kéo dài, không xảy ra tranh chấp.
Để tránh rủi ro cho các ngân hàng, Vasep sẽ phải sàng lọc tìm ra các doanh nghiệp đủ “sức khỏe,” đủ tin tưởng để thực hiện hình thức bảo lãnh này. Ông Dương Ngọc Minh cho biết, số vốn đủ để cứu cả doanh nghiệp lẫn người nuôi lúc này khoảng 2.000 tỷ đồng, một lượng vốn không nhỏ trong tình hình tài chính hiện nay./.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), để mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2 tỉ USD là vô cùng khó khăn do dòng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang rất hạn hẹp.
Thị trường vẫn mở rộng
Theo dự báo của Vasep, sản lượng xuất khẩu năm 2012 ước đạt từ 550.000-600.000 tấn. Lượng hàng này sẽ được xuất khẩu đi rất nhiều thị trường, trong đó thị trường Mỹ vẫn là thị trường tốt nhất năm nay tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam cần phải đồng lòng trong việc xây dựng hình ảnh chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam tại Hoa Kỳ, chứ không phải cạnh tranh về giá và chạy theo số lượng như hiện nay.
Với thị trường EU, tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây vẫn là thị trường lớn, quan trọng và việc giữ vững thị trường này là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì khách hàng mới ngày càng khó kiếm, nên việc giữ chân các khách hàng truyền thống, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn là hướng đi chung của nhiều công ty hiện nay.
Bên cạnh mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh, nên nghiên cứu các sản phẩm khác như cùng là sản phẩm phi le đông lạnh nhưng là premium quality để tìm cho mình chỗ đứng trong phân khúc cao cấp.
Đặc biệt, xu hướng xuất khẩu đang tăng mạnh ở hai khối thị trường Nam Mỹ mở ra triển vọng cho ngành cá tra những năm tới. Tuy không quá khắt khe về chất lượng như thị trường Mỹ và EU nhưng việc tiếp cận các thị trường này còn hạn chế do giữa Việt Nam và một số nước Nam Mỹ như Argentina, Peru… chưa thiết lập được những liên hệ cấp cao cần thiết để mở đường cho kinh doanh hai phía.
Cần 2.000 tỷ đồng vốn
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep khẳng định, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp thủy sản nói chung và doanh nghiệp cá tra nói riêng là thiếu vốn, nếu không giải quyết được thì khó khăn càng ngày càng lớn.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt (thuộc Vasep) cho biết thêm, hiện tại có đến 70% số nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ngưng hoạt động do không còn nguyên liệu để chế biến, trong khi tôm cá ở các ao nuôi thiếu hụt thức ăn trầm trọng. Đầu năm giá bánh bột đậu nành chỉ hơn 400 USD tấn, các doanh nghiệp lại không có vốn để mua, đến nay lên trên 560 USD/tấn doanh nghiệp càng không có tiền nhập khẩu.
Sau vụ Công ty Bình An và một số doanh nghiệp trong ngành thua lỗ lớn, cả người nuôi cá lẫn các ngân hàng đều dè chừng, nghi ngờ các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhận định, tăng trưởng tín dụng quý 1 vừa qua ở mức âm chứng tỏ các ngân hàng vẫn đang thu hồi vốn về, dường như các ngân hàng không quan tâm đến thủy sản nữa. Các doanh nghiệp cho biết, thời điểm hiện tại nguồn cá trong dân vẫn còn, nhưng người dân muốn bán lấy tiền mặt để tránh rủi ro bởi trên thực tế, người nuôi có tâm lý thà để cá quá lứa còn hơn là bán chịu cho doanh nghiệp chế biến…
Ông Dương Ngọc Minh phân tích, để đầu tư thả nuôi 1ha cá tra phải mất khoảng 8 tỉ đồng, trong đó người nuôi chỉ có khoảng 5% vốn, còn lại 95% là vốn vay ngân hàng. Khi ngân hàng “đóng cửa” với cả nông dân lẫn doanh nghiệp, người nuôi treo ao là lẽ tất nhiên, kéo theo đó là tình trạng đa phần các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hiện hoạt động dưới 50% công suất do không mua được nguyên liệu. Ông Minh khẳng định, nếu không tháo gỡ khó khăn về vốn, đến quý 3 các doanh nghiệp sẽ không còn cá để chế biến.
Trước những khó khăn này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra cho rằng, Vasep phải cần tới vai trò của Chính phủ tác động đến các ngân hàng mới có thể giúp ngành cá tra thoát khỏi giai đoạn khó khăn này. Chỉ cần các ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán trong các hợp đồng mua cá của doanh nghiệp với người nuôi theo phương thức ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua cá nguyên liệu trong dân, hoặc bảo lãnh trong trường hợp doanh nghiệp không trả được thì ngân hàng sẽ trả khoản đó. Làm được điều này sẽ không xảy ra tình trạng nợ kéo dài, không xảy ra tranh chấp.
Để tránh rủi ro cho các ngân hàng, Vasep sẽ phải sàng lọc tìm ra các doanh nghiệp đủ “sức khỏe,” đủ tin tưởng để thực hiện hình thức bảo lãnh này. Ông Dương Ngọc Minh cho biết, số vốn đủ để cứu cả doanh nghiệp lẫn người nuôi lúc này khoảng 2.000 tỷ đồng, một lượng vốn không nhỏ trong tình hình tài chính hiện nay./.
Liên Phương (TTXVN)