Mới gần hết tháng đầu tiên của năm 2011 nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ngành gỗ của Việt Nam đã có các đơn đặt hàng đến hết năm.
Vì vậy, theo dự báo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) năm nay kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước có thể đạt trên 4 tỷ USD, vượt 30% so với năm 2010.
Song để đạt được con số lạc quan này, các doanh nghiệp ngành gỗ đang chạy đôn đáo để tìm đủ nguyên liệu bởi nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất.
Diễn biến bất lợi
Theo Viforest, trung bình mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu hơn 3 triệu m 3 gỗ nguyên liệu, giá trị khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ…
Trong năm 2010, ngành gỗ đã nhập khẩu khoảng 800-900 triệu USD gỗ nguyên liệu. Bước sang năm 2011, nguồn cung gỗ nguyên liệu đang diễn biến bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bởi nguồn gỗ từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh, thêm vào đó, giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển.
Theo tính toán của một số doanh nghiệp gỗ lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, so với đầu năm 2010, giá gỗ nhập từ các thị trường như Mỹ , New Zealand tăng 15-30%, trong đó tăng mạnh nhất là các loại gỗ thông, sồi do nhu cầu sản xuất của nhiều nước tăng mạnh.
Dự báo trong năm nay, giá các loại gỗ nguyên liệu sẽ tăng khoảng 20-30%. Khi giá nguyên liệu tăng, bắt buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh, gây bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn.
Không chỉ khó khăn về nguồn nguyên liệu, trong thời gian tới, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ và EU sẽ buộc doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn mới khi xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm nguồn gỗ có chứng chỉ phát triển rừng bền vững và các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc gỗ cũng như chuỗi hành trình sản phẩm, ông Nguyễn Tôn Quyền cho hay.
Chủ động trồng rừng, giảm xuất khẩu thô
Trước những khó khăn từ việc không chủ động được nguồn nguyên liệu nêu trên, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho rằng, trong thời gian tới bên cạnh việc đầu tư trồng rừng, ngành gỗ cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện nay các nhà máy ván sợi MDF vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo.
Theo ông Thắng, thời gian qua các thương nhân đang mua gom gỗ nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc , Indonesia dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm đã khiến giá gỗ nguyên liệu tăng lên đáng kể.
Chỉ trong vòng ba tháng vừa qua, giá gỗ cao su, gỗ tràm đã tăng từ mức 4 triệu đồng/m 3 lên mức 6 triệu đồng/m3. Các loại gỗ khác cũng tăng từ 30-50% tùy loại. Việc xuất khẩu gỗ thô với giá 200-300 USD/m3 như hiện nay đang gây thiệt hại rất lớn vì giá trị xuất khẩu đồ gỗ thành phẩm hiện thường từ 1.300-2.000 USD/m3 dự báo thị trường đồ gỗ xuất khẩu đang rất khả quan.
Khi đề cập đến vấn đề thiếu gỗ nguyên liệu, theo nhiều chuyên gia trong ngành, nguyên nhân chính là do thời gian qua các doanh nghiệp trong nước chỉ chú tâm tới việc khai thác và sản xuất thành phẩm xuất khẩu mà chưa chú trọng tới nguồn cung. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, dù muộn nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu, Chỉ có như vậy mới mong sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường và phát triển bền vững.
Ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần gỗ Trường Thành cho biết, để chủ động nguyên liệu sản xuất trong các năm tới, ngành gỗ cần tập trung vào ba giải pháp cơ bản là đẩy mạnh đầu tư trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ thô.
Trong 10 năm tới Trường Thành sẽ trồng 100.000ha rừng. Từ năm 2016 trở đi, mỗi năm Trường Thành sẽ có từ 500.000-1 triệu m3 gỗ, chiếm 20-30% nhu cầu nguyên liệu của cả nước./.
Vì vậy, theo dự báo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) năm nay kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước có thể đạt trên 4 tỷ USD, vượt 30% so với năm 2010.
Song để đạt được con số lạc quan này, các doanh nghiệp ngành gỗ đang chạy đôn đáo để tìm đủ nguyên liệu bởi nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất.
Diễn biến bất lợi
Theo Viforest, trung bình mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu hơn 3 triệu m 3 gỗ nguyên liệu, giá trị khoảng 1 tỷ USD từ các nước trong khu vực ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ…
Trong năm 2010, ngành gỗ đã nhập khẩu khoảng 800-900 triệu USD gỗ nguyên liệu. Bước sang năm 2011, nguồn cung gỗ nguyên liệu đang diễn biến bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bởi nguồn gỗ từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) đang tăng mạnh, thêm vào đó, giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển.
Theo tính toán của một số doanh nghiệp gỗ lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, so với đầu năm 2010, giá gỗ nhập từ các thị trường như Mỹ , New Zealand tăng 15-30%, trong đó tăng mạnh nhất là các loại gỗ thông, sồi do nhu cầu sản xuất của nhiều nước tăng mạnh.
Dự báo trong năm nay, giá các loại gỗ nguyên liệu sẽ tăng khoảng 20-30%. Khi giá nguyên liệu tăng, bắt buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh, gây bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn.
Không chỉ khó khăn về nguồn nguyên liệu, trong thời gian tới, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ và EU sẽ buộc doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn mới khi xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm nguồn gỗ có chứng chỉ phát triển rừng bền vững và các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc gỗ cũng như chuỗi hành trình sản phẩm, ông Nguyễn Tôn Quyền cho hay.
Chủ động trồng rừng, giảm xuất khẩu thô
Trước những khó khăn từ việc không chủ động được nguồn nguyên liệu nêu trên, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho rằng, trong thời gian tới bên cạnh việc đầu tư trồng rừng, ngành gỗ cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện nay các nhà máy ván sợi MDF vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo.
Theo ông Thắng, thời gian qua các thương nhân đang mua gom gỗ nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc , Indonesia dưới dạng gỗ tròn và gỗ xẻ bán thành phẩm đã khiến giá gỗ nguyên liệu tăng lên đáng kể.
Chỉ trong vòng ba tháng vừa qua, giá gỗ cao su, gỗ tràm đã tăng từ mức 4 triệu đồng/m 3 lên mức 6 triệu đồng/m3. Các loại gỗ khác cũng tăng từ 30-50% tùy loại. Việc xuất khẩu gỗ thô với giá 200-300 USD/m3 như hiện nay đang gây thiệt hại rất lớn vì giá trị xuất khẩu đồ gỗ thành phẩm hiện thường từ 1.300-2.000 USD/m3 dự báo thị trường đồ gỗ xuất khẩu đang rất khả quan.
Khi đề cập đến vấn đề thiếu gỗ nguyên liệu, theo nhiều chuyên gia trong ngành, nguyên nhân chính là do thời gian qua các doanh nghiệp trong nước chỉ chú tâm tới việc khai thác và sản xuất thành phẩm xuất khẩu mà chưa chú trọng tới nguồn cung. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, dù muộn nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu, Chỉ có như vậy mới mong sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường và phát triển bền vững.
Ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần gỗ Trường Thành cho biết, để chủ động nguyên liệu sản xuất trong các năm tới, ngành gỗ cần tập trung vào ba giải pháp cơ bản là đẩy mạnh đầu tư trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ thô.
Trong 10 năm tới Trường Thành sẽ trồng 100.000ha rừng. Từ năm 2016 trở đi, mỗi năm Trường Thành sẽ có từ 500.000-1 triệu m3 gỗ, chiếm 20-30% nhu cầu nguyên liệu của cả nước./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)