Bộ Thương mại Campuchia cho biết xuất khẩu hàng dệt may của nước này trong sáu tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 1,558 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo thống kê của Bộ Thương mại Campuchia được công bố mới đây cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Campuchia với kim ngạch 660 triệu USD.
Sáu tháng đầu năm nay ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về xuất khẩu hàng may mặc Campuchia sang thị trường châu Âu với 532 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo các chuyên gia trong ngành dệt may, với lực lượng lao động trẻ dồi dào, mức chi phí nhân công thấp và được hưởng một số ưu đãi quan thuế khi xuất hàng vào các thị trường lớn cũng là những yếu tố giúp xuất khẩu hàng may mặc tại Campuchia tăng trưởng ổn định.
Bên cạnh đó, vụ sập nhà máy tại Bangladesh tháng Tư vừa qua làm hơn 1.000 người chết đã khiến Bangladesh bị các thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu tước bỏ bớt những ưu đãi thương mại đối với hàng dệt may của nước này, càng khiến Campuchia trở thành địa điểm lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực may mặc.
Là ngành kinh tế mũi nhọn, lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Campuchia với khoảng 500 nhà máy với 500.000 công nhân, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của của đất nước. Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia đạt hơn 4,5 tỷ USD./.
Báo cáo thống kê của Bộ Thương mại Campuchia được công bố mới đây cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của hàng dệt may Campuchia với kim ngạch 660 triệu USD.
Sáu tháng đầu năm nay ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về xuất khẩu hàng may mặc Campuchia sang thị trường châu Âu với 532 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo các chuyên gia trong ngành dệt may, với lực lượng lao động trẻ dồi dào, mức chi phí nhân công thấp và được hưởng một số ưu đãi quan thuế khi xuất hàng vào các thị trường lớn cũng là những yếu tố giúp xuất khẩu hàng may mặc tại Campuchia tăng trưởng ổn định.
Bên cạnh đó, vụ sập nhà máy tại Bangladesh tháng Tư vừa qua làm hơn 1.000 người chết đã khiến Bangladesh bị các thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu tước bỏ bớt những ưu đãi thương mại đối với hàng dệt may của nước này, càng khiến Campuchia trở thành địa điểm lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực may mặc.
Là ngành kinh tế mũi nhọn, lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Campuchia với khoảng 500 nhà máy với 500.000 công nhân, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của của đất nước. Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia đạt hơn 4,5 tỷ USD./.
Xuân Khu/Phnom Penh (Vietnam+)