Tại cuộc họp giao ban xuất nhập khẩu nông sản 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 19/7, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn về giá, rào cản kỹ thuật. Do sức mua thấp nên việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm, nguyên liệu vật liệu phục vụ sản xuất đều chậm, tồn kho nhiều.
Theo dự báo trong những tháng cuối năm 2012, kinh tế thế giới sẽ chuyển biến tốt hơn từ cuối quý III/2012 do sức cầu tiêu thụ các các thị trường trên thế giới sẽ phục hồi trong thời gian tới. Bộ đánh giá đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ đạt 26,5 tỷ USD.
Tại cuộc giao ban, các ngành, hiệp hội, tổng công ty đã đưa ra nhiều kiến nghị để xuất khẩu những tháng cuối năm đạt được giá trị cao. Trong trồng trọt, quyết liệt chỉ đạo việc gieo cấy lúa mùa ở các địa phương miền Bắc, lúa thu đông, lúa mùa ở các tỉnh phía Nam.
Đối với thủy sản, bên cạnh việc tìm ra căn nguyên dịch bệnh trên tôm, cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh để kịp thời khống chế nếu dịch bệnh xảy ra.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, Bộ đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định các chính sách hỗ trợ cấp bách cho sản xuất chăn nuôi, thủy sản và hỗ trợ thị trường. Cùng với đó, Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, đảm bảo cho doanh nghiệp vay vốn thu mua tạm trữ nông sản với giá ưu đãi. Đặc biệt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và kiểm tra sát sao các ngân hàng áp dụng lãi suất dưới 15% cho các khoản nợ cũ của doanh nghiệp và vay đầu tư dài hạn không quá 15%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu phần lớn các mặt hàng nông, lâm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, mặc dù giá xuất khẩu bình quân của một số mặt hàng chủ lực có xu hướng giảm so với năm trước, nhất là từ tháng 4 đến nay.
Về lượng xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm trừ mặt hàng gạo còn lại hầu hết lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Về giá xuất khẩu, so với cùng kỳ năm trước, trừ mặt hàng hồ tiêu tăng, giá trung bình các mặt hàng nông sản chủ lực đều có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt hơn 13 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 24,5% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến các thị trường tiêu thụ lớn nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt của các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp nên thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn được mở rộng ra nhiều thị trường mới./.
Theo dự báo trong những tháng cuối năm 2012, kinh tế thế giới sẽ chuyển biến tốt hơn từ cuối quý III/2012 do sức cầu tiêu thụ các các thị trường trên thế giới sẽ phục hồi trong thời gian tới. Bộ đánh giá đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ đạt 26,5 tỷ USD.
Tại cuộc giao ban, các ngành, hiệp hội, tổng công ty đã đưa ra nhiều kiến nghị để xuất khẩu những tháng cuối năm đạt được giá trị cao. Trong trồng trọt, quyết liệt chỉ đạo việc gieo cấy lúa mùa ở các địa phương miền Bắc, lúa thu đông, lúa mùa ở các tỉnh phía Nam.
Đối với thủy sản, bên cạnh việc tìm ra căn nguyên dịch bệnh trên tôm, cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh để kịp thời khống chế nếu dịch bệnh xảy ra.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, Bộ đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định các chính sách hỗ trợ cấp bách cho sản xuất chăn nuôi, thủy sản và hỗ trợ thị trường. Cùng với đó, Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, đảm bảo cho doanh nghiệp vay vốn thu mua tạm trữ nông sản với giá ưu đãi. Đặc biệt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và kiểm tra sát sao các ngân hàng áp dụng lãi suất dưới 15% cho các khoản nợ cũ của doanh nghiệp và vay đầu tư dài hạn không quá 15%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu phần lớn các mặt hàng nông, lâm thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, mặc dù giá xuất khẩu bình quân của một số mặt hàng chủ lực có xu hướng giảm so với năm trước, nhất là từ tháng 4 đến nay.
Về lượng xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm trừ mặt hàng gạo còn lại hầu hết lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta đều tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Về giá xuất khẩu, so với cùng kỳ năm trước, trừ mặt hàng hồ tiêu tăng, giá trung bình các mặt hàng nông sản chủ lực đều có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt hơn 13 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 24,5% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến các thị trường tiêu thụ lớn nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt của các ngành chức năng cũng như các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp nên thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn được mở rộng ra nhiều thị trường mới./.
Bích Hồng (TTXVN)