Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, ba tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 3,49 tỷ USD, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo cơ quan này, kinh tế thế giới vừa bước qua khủng hoảng nên xu hướng chung hiện nay vẫn tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng, dẫn đến các thị trường giảm lượng nhập khẩu. Do vậy, dù giá xuất khẩu của hầu hết mặt hàng nông lâm thủy sản đều có chiều hướng tăng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt thấp.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái; lâm sản đạt 706 triệu USD, tăng trên 15%; thủy sản đạt 771 triệu USD tăng 3%.
Như vậy, xuất khẩu lâm sản đang có sự tăng tốc vượt bậc. Trong số đó xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 655 triệu USD, tăng gần 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản cũng đã có nhiều tín hiệu khả quan. Cá tra, basa và tôm đông lạnh vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với tổng giá trị đạt trên 312 triệu USD, chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 24%, tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản.
Riêng xuất khẩu nông sản lại khá ảm đạm, trong đó khó khăn nhất là mặt hàng càphê khi giảm mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu.
Tính chung quý I, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 326.000 tấn càphê, đạt kim ngạch 466 triệu USD, giảm 24% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam là Đức và Hoa Kỳ đều giảm cả về khối lượng và giá trị.
Xuất khẩu gạo trong quý I cũng sụt giảm mạnh với tổng lượng xuất khẩu đạt gần 1,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 650 triệu USD, bằng 2/3 lượng gạo xuất khẩu của cùng kỳ năm trước và giảm 20% về giá trị.
Hiện Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 66% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Chè là mặt hàng nông sản duy nhất tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ba tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 24.000 tấn chè, thu về 33 triệu USD, tăng trên 6% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Với lượng hàng nhập khẩu tăng gần 86%, Nga đã vượt Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, xuất khẩu cao su, điều, hạt tiêu, khá thuận lợi do giá xuất khẩu tăng. Kim ngạch xuất khẩu trong quý I của ba mặt hàng này tăng lần lượt là 54%, 6% và 1,5% dù lượng hàng xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái./.
Theo cơ quan này, kinh tế thế giới vừa bước qua khủng hoảng nên xu hướng chung hiện nay vẫn tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng, dẫn đến các thị trường giảm lượng nhập khẩu. Do vậy, dù giá xuất khẩu của hầu hết mặt hàng nông lâm thủy sản đều có chiều hướng tăng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt thấp.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái; lâm sản đạt 706 triệu USD, tăng trên 15%; thủy sản đạt 771 triệu USD tăng 3%.
Như vậy, xuất khẩu lâm sản đang có sự tăng tốc vượt bậc. Trong số đó xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 655 triệu USD, tăng gần 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản cũng đã có nhiều tín hiệu khả quan. Cá tra, basa và tôm đông lạnh vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với tổng giá trị đạt trên 312 triệu USD, chiếm gần 58% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 24%, tiếp theo là Mỹ, Nhật Bản.
Riêng xuất khẩu nông sản lại khá ảm đạm, trong đó khó khăn nhất là mặt hàng càphê khi giảm mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu.
Tính chung quý I, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 326.000 tấn càphê, đạt kim ngạch 466 triệu USD, giảm 24% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam là Đức và Hoa Kỳ đều giảm cả về khối lượng và giá trị.
Xuất khẩu gạo trong quý I cũng sụt giảm mạnh với tổng lượng xuất khẩu đạt gần 1,2 triệu tấn, đạt kim ngạch 650 triệu USD, bằng 2/3 lượng gạo xuất khẩu của cùng kỳ năm trước và giảm 20% về giá trị.
Hiện Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 66% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Chè là mặt hàng nông sản duy nhất tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu. Ba tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 24.000 tấn chè, thu về 33 triệu USD, tăng trên 6% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Với lượng hàng nhập khẩu tăng gần 86%, Nga đã vượt Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, xuất khẩu cao su, điều, hạt tiêu, khá thuận lợi do giá xuất khẩu tăng. Kim ngạch xuất khẩu trong quý I của ba mặt hàng này tăng lần lượt là 54%, 6% và 1,5% dù lượng hàng xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái./.
Ngọc Dung (Vietnam+)