Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11 đạt khoảng 1,75 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đạt hơn 17 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ có thuận lợi về giá nên hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đều có sự tăng trưởng khả quan, ngoại trừ mặt hàng càphê và sắn là giảm nhẹ. Nông sản vẫn giữ vai trò chủ đạo với giá trị xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD, tăng tới gần 22% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 11 tháng như xuất khẩu gạo ước đạt hơn sáu triệu tấn, với giá trị 2,9 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 12% về lượng và 17,7% về giá trị.
Thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines (chiếm 34,7% tổng giá trị). Mặt hàng cao su có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất, với lượng cao su xuất khẩu đạt 672.000 tấn, thu về 1,9 tỷ USD, tăng 4,8% về lượng và hơn 86% về giá trị.
Theo đánh giá chung, tăng trưởng xuất khẩu cao su thấy rõ ở hầu hết các thị trường lớn, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 58,5% giá trị xuất khẩu.
Các mặt hàng khác như chè, hạt điều, tiêu, sản phẩm gỗ nhìn chung vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá. Chỉ riêng mặt hàng càphê sụt giảm nhẹ về cả lượng và giá trị xuất khẩu, một số thị trường tiêu thụ càphê lớn có sự thụt lùi đáng kể, ví dụ như Bỉ năm 2009 là thị trường tiêu thụ đứng đầu của càphê Việt Nam, nhưng nay chỉ bằng xấp xỉ 1/3 lượng và giá trị.
Để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong thời điểm có thuận lợi về giá và thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
Các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản, đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng, kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường./.
Nhờ có thuận lợi về giá nên hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đều có sự tăng trưởng khả quan, ngoại trừ mặt hàng càphê và sắn là giảm nhẹ. Nông sản vẫn giữ vai trò chủ đạo với giá trị xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD, tăng tới gần 22% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 11 tháng như xuất khẩu gạo ước đạt hơn sáu triệu tấn, với giá trị 2,9 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 12% về lượng và 17,7% về giá trị.
Thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines (chiếm 34,7% tổng giá trị). Mặt hàng cao su có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất, với lượng cao su xuất khẩu đạt 672.000 tấn, thu về 1,9 tỷ USD, tăng 4,8% về lượng và hơn 86% về giá trị.
Theo đánh giá chung, tăng trưởng xuất khẩu cao su thấy rõ ở hầu hết các thị trường lớn, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 58,5% giá trị xuất khẩu.
Các mặt hàng khác như chè, hạt điều, tiêu, sản phẩm gỗ nhìn chung vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá. Chỉ riêng mặt hàng càphê sụt giảm nhẹ về cả lượng và giá trị xuất khẩu, một số thị trường tiêu thụ càphê lớn có sự thụt lùi đáng kể, ví dụ như Bỉ năm 2009 là thị trường tiêu thụ đứng đầu của càphê Việt Nam, nhưng nay chỉ bằng xấp xỉ 1/3 lượng và giá trị.
Để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là trong thời điểm có thuận lợi về giá và thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
Các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản, đặc biệt là tăng cường quản lý chất lượng, kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)