Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm thông tin nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về mặt hàng thủy sản, hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt lại từ “trong lòng ta,” đó là thiếu nguyên liệu chế biến.
Những nghịch lý cung-cầu
Thiếu nguyên liệu chế biến đang là vấn đề nhức nhối đối với ngành thủy sản Việt Nam, bao gồm cả những sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm sú và cá tra. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc thiếu một chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực.
Nếu như năm 2001, các sản phẩm cá tra xuất khẩu chỉ chiếm 0,5% trong cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2009 đã chiếm hơn 50%. Trên thị trường thế giới, cá tra Việt Nam đang nắm giữ vị thế quan trọng và có mặt trên 133 thị trường.
Tại các thị trường tiêu dùng thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nga, cá tra Việt Nam chiếm đến 70-80% thị phần trong phân khúc sản phẩm này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặt hàng cá tra xuất khẩu Việt Nam đã đạt đến ngưỡng và nếu các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường thế giới, thay vì chuyển sang một giai đoạn phát triển khác thì chính hoạt động nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu nội địa sẽ bị tổn hại.
Thực tế là giá thu mua cá tra nguyên liệu đã được duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào (như con giống, thức ăn chăn nuôi) tăng mạnh. Điều này đã dần dần làm mất đi động lực sản xuất của nông dân.
Cho đến hết quý 3 năm /2010, người nuôi thả cá tra vẫn dè dặt dù giá thu mua tăng. Thực tế, mức tăng này vẫn không mang lại lợi nhuận bằng các loại thủy sản khác. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ sụt giảm xuất khẩu cá tra cục bộ trong tương lai gần.
Trong khi nguồn cung cá tra trong nước có nguy cơ sụt giảm thì người tiêu dùng thế giới ngày càng yêu thích mặt hàng này. Trên thị trường Mỹ, Đức, Nga, cá tra đều nằm trong danh sách các loại thủy sản được tiêu dùng nhiều nhất.
Người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Anh, Tây Ban Nha, Pháp cũng rất ưa chuộng dòng sản phẩm này. Điều này đã tạo nên sự đối nghịch giữa một bên cầu ngày càng lớn và một bên là cung có nguy cơ giảm vì chính những vấn đề nội tại của nguồn cung.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, từ thực tiễn với mặt hàng cá tra, đang đặt ra vấn đề cấp bách là cần có một chiến lược tổng thể và bài bản đối với nhóm sản phẩm mà Việt Nam đã giành được thế mạnh trên thị trường thế giới.
Cần chiến lược tổng thể phát triển sản phẩm chủ lực
Mới đây, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị bốn giải pháp đối với sản xuất cá tra; trong đó, giải pháp quy định giá sàn cho cá tra được xem là giải pháp căn cơ.
Theo các chuyên gia, quy định giá sàn theo điều kiện hiện nay sẽ thúc đẩy người nông dân nuôi trồng trở lại, ổn định sản lượng xuất khẩu cá tra trong tương lai gần; qua đó, duy trì được vị thế của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, quy định giá sàn là chưa đủ để giải quyết vấn đề của ngành cá tra trong dài hạn khi mà vấn đề then chốt là mối ràng buộc lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra nói riêng, thủy sản nói chung, giữa người nông dân và doanh nghiệp còn hết sức lỏng lẻo.
Mặt khác, quy định giá sàn không có giá trị đảm bảo lợi nhuận sản xuất của người nông dân, biện pháp này chỉ có tác dụng bảo vệ họ trước những biến động bất thường của thị trường. Điều này cho thấy, về dài hạn, để phát triển bền vững lợi ích kinh tế của ngành hàng cá tra nói riêng, thủy sản nói chung, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể, dài hơi hơn.
Trong ngành cá tra nói riêng, thủy sản Việt Nam nói chung, vấn đề then chốt đầu tiên cần quan tâm là xác định sản phẩm phát triển chủ lực. Cá tra phi lê đông lạnh, cùng với tôm sú bóc vỏ đông lạnh, tôm cỡ lớn đông lạnh đã giành được những vị thế nhất định trên thị trường thế giới và nhu cầu đối với các mặt hàng này vẫn được dự báo tăng trong thời gian tới.
Trên cơ sở này cần xác định cá tra và tôm sú, tôm cỡ lớn là những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản trên thị trường thế giới; từ đó, xây dựng chiến lược phát triển tổng thể dựa trên các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao./.
Những nghịch lý cung-cầu
Thiếu nguyên liệu chế biến đang là vấn đề nhức nhối đối với ngành thủy sản Việt Nam, bao gồm cả những sản phẩm xuất khẩu chủ lực là tôm sú và cá tra. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc thiếu một chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực.
Nếu như năm 2001, các sản phẩm cá tra xuất khẩu chỉ chiếm 0,5% trong cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu, thì năm 2009 đã chiếm hơn 50%. Trên thị trường thế giới, cá tra Việt Nam đang nắm giữ vị thế quan trọng và có mặt trên 133 thị trường.
Tại các thị trường tiêu dùng thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nga, cá tra Việt Nam chiếm đến 70-80% thị phần trong phân khúc sản phẩm này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặt hàng cá tra xuất khẩu Việt Nam đã đạt đến ngưỡng và nếu các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường thế giới, thay vì chuyển sang một giai đoạn phát triển khác thì chính hoạt động nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu nội địa sẽ bị tổn hại.
Thực tế là giá thu mua cá tra nguyên liệu đã được duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào (như con giống, thức ăn chăn nuôi) tăng mạnh. Điều này đã dần dần làm mất đi động lực sản xuất của nông dân.
Cho đến hết quý 3 năm /2010, người nuôi thả cá tra vẫn dè dặt dù giá thu mua tăng. Thực tế, mức tăng này vẫn không mang lại lợi nhuận bằng các loại thủy sản khác. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ sụt giảm xuất khẩu cá tra cục bộ trong tương lai gần.
Trong khi nguồn cung cá tra trong nước có nguy cơ sụt giảm thì người tiêu dùng thế giới ngày càng yêu thích mặt hàng này. Trên thị trường Mỹ, Đức, Nga, cá tra đều nằm trong danh sách các loại thủy sản được tiêu dùng nhiều nhất.
Người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Anh, Tây Ban Nha, Pháp cũng rất ưa chuộng dòng sản phẩm này. Điều này đã tạo nên sự đối nghịch giữa một bên cầu ngày càng lớn và một bên là cung có nguy cơ giảm vì chính những vấn đề nội tại của nguồn cung.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, từ thực tiễn với mặt hàng cá tra, đang đặt ra vấn đề cấp bách là cần có một chiến lược tổng thể và bài bản đối với nhóm sản phẩm mà Việt Nam đã giành được thế mạnh trên thị trường thế giới.
Cần chiến lược tổng thể phát triển sản phẩm chủ lực
Mới đây, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị bốn giải pháp đối với sản xuất cá tra; trong đó, giải pháp quy định giá sàn cho cá tra được xem là giải pháp căn cơ.
Theo các chuyên gia, quy định giá sàn theo điều kiện hiện nay sẽ thúc đẩy người nông dân nuôi trồng trở lại, ổn định sản lượng xuất khẩu cá tra trong tương lai gần; qua đó, duy trì được vị thế của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, quy định giá sàn là chưa đủ để giải quyết vấn đề của ngành cá tra trong dài hạn khi mà vấn đề then chốt là mối ràng buộc lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị ngành hàng cá tra nói riêng, thủy sản nói chung, giữa người nông dân và doanh nghiệp còn hết sức lỏng lẻo.
Mặt khác, quy định giá sàn không có giá trị đảm bảo lợi nhuận sản xuất của người nông dân, biện pháp này chỉ có tác dụng bảo vệ họ trước những biến động bất thường của thị trường. Điều này cho thấy, về dài hạn, để phát triển bền vững lợi ích kinh tế của ngành hàng cá tra nói riêng, thủy sản nói chung, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể, dài hơi hơn.
Trong ngành cá tra nói riêng, thủy sản Việt Nam nói chung, vấn đề then chốt đầu tiên cần quan tâm là xác định sản phẩm phát triển chủ lực. Cá tra phi lê đông lạnh, cùng với tôm sú bóc vỏ đông lạnh, tôm cỡ lớn đông lạnh đã giành được những vị thế nhất định trên thị trường thế giới và nhu cầu đối với các mặt hàng này vẫn được dự báo tăng trong thời gian tới.
Trên cơ sở này cần xác định cá tra và tôm sú, tôm cỡ lớn là những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản trên thị trường thế giới; từ đó, xây dựng chiến lược phát triển tổng thể dựa trên các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)