Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 11 đạt 540 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng lên 4,55 tỷ USD, tăng 17,86% so với cùng kỳ năm 2009.
Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng khá ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
EU vẫn là thị trường xuất khẩu chiến lược và quan trọng của thủy sản Việt Nam. 11 tháng qua, EU đã nhập khẩu trên 300.000 tấn thủy sản với giá trị gần hơn 1,05 tỷ USD, tăng 2,6% về khối lượng và 6,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ đứng thứ hai trong tốp các thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặc dù hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều phải chịu thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ nhưng tốc độ tăng trưởng của thủy sản Việt Nam tại thị trường này vẫn tăng cao với 27,6% về giá trị. Dự báo nhu cầu và giá các sản phẩm thủy sản tại thị trường Mỹ tháng 12/2010 sẽ tiếp tục tăng.
Trong danh mục các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn nhất 41,7%; tiếp đến là mặt hàng cá tra; đặc biệt, nhu cầu nhập khẩu cá tra để tiêu dùng trong dịp Noel và năm mới tại các thị trường phương Tây đang tăng nhưng các doanh nghiệp không dám “mạo hiểm” ký thêm hợp đồng do sợ thiếu nguyên liệu. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, các loại cá khác… cũng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đang yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi và cá tra, basa sang thị trường Nhật Bản phải thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng tại các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cũng khuyến cáo Nhà nước cấm lưu hành chất Trifluralin trong quá trình nuôi trồng thủy sản; đồng thời tuyên truyền cho những người nuôi trồng thủy sản biết về tác hại của chất này.
Về phía các doanh nghiệp, ông đề nghị nên hợp tác với các đầu mối thu mua, nông dân nuôi trồng thủy sản cam kết không sử dụng chất này./.
Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng khá ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
EU vẫn là thị trường xuất khẩu chiến lược và quan trọng của thủy sản Việt Nam. 11 tháng qua, EU đã nhập khẩu trên 300.000 tấn thủy sản với giá trị gần hơn 1,05 tỷ USD, tăng 2,6% về khối lượng và 6,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ đứng thứ hai trong tốp các thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặc dù hai mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đều phải chịu thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ nhưng tốc độ tăng trưởng của thủy sản Việt Nam tại thị trường này vẫn tăng cao với 27,6% về giá trị. Dự báo nhu cầu và giá các sản phẩm thủy sản tại thị trường Mỹ tháng 12/2010 sẽ tiếp tục tăng.
Trong danh mục các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn nhất 41,7%; tiếp đến là mặt hàng cá tra; đặc biệt, nhu cầu nhập khẩu cá tra để tiêu dùng trong dịp Noel và năm mới tại các thị trường phương Tây đang tăng nhưng các doanh nghiệp không dám “mạo hiểm” ký thêm hợp đồng do sợ thiếu nguyên liệu. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, các loại cá khác… cũng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đang yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nuôi và cá tra, basa sang thị trường Nhật Bản phải thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng tại các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cũng khuyến cáo Nhà nước cấm lưu hành chất Trifluralin trong quá trình nuôi trồng thủy sản; đồng thời tuyên truyền cho những người nuôi trồng thủy sản biết về tác hại của chất này.
Về phía các doanh nghiệp, ông đề nghị nên hợp tác với các đầu mối thu mua, nông dân nuôi trồng thủy sản cam kết không sử dụng chất này./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)