Theo số liệu của Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng Bảy ước đạt 430 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu bảy tháng đầu năm lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng tôm đang giữ vị trí đứng đầu, đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là mặt hàng cá tra và basa, đạt 650 triệu USD, tăng 8,23%.
EU vẫn là khối thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị trên 512 triệu USD. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai, đạt 371,6 triệu USD, với mức tăng trưởng 34,4% về lượng và 22,39% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn như hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra kêu thiếu nguyên liệu nên chỉ duy trì công suất nhà máy 30-60%. Thực tế, nhiều tỉnh thống kê diện tích nuôi cá tra giảm tới 60% do người nuôi thua lỗ vì giá cá xoay quanh 15.500-16.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành.
Những doanh nghiệp lớn như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Agifish, Minh Phú... buộc phải bỏ vốn đầu tư vào vùng nuôi nhằm tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu.
Nhiều công ty chế biến thủy sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành thủy sản, giải pháp này chỉ là tạm thời vì giá nguyên liệu thế giới đang tăng, mức thuế cao nên doanh nghiệp ít lợi nhuận.
Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí tăng như lãi suất, điện, nước, lương nhân công, cước vận chuyển, bao bì... Theo tính toán, những chi phí này làm tăng giá thành đầu vào từ 10-15% so với 2009. Trong khi đó, ngoại trừ mặt hàng tôm tăng giá, còn lại hầu hết các loại sản phẩm khác có xu hướng giảm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương cho rằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần xúc tiến thương mại ở các thị trường mới, đặc biệt, việc tham gia hội chợ thủy sản sẽ là cơ hội rất tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra, basa Việt Nam và tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các thị trường./.
Mặt hàng tôm đang giữ vị trí đứng đầu, đạt giá trị gần 717 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu), tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là mặt hàng cá tra và basa, đạt 650 triệu USD, tăng 8,23%.
EU vẫn là khối thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị trên 512 triệu USD. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai, đạt 371,6 triệu USD, với mức tăng trưởng 34,4% về lượng và 22,39% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn như hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra kêu thiếu nguyên liệu nên chỉ duy trì công suất nhà máy 30-60%. Thực tế, nhiều tỉnh thống kê diện tích nuôi cá tra giảm tới 60% do người nuôi thua lỗ vì giá cá xoay quanh 15.500-16.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành.
Những doanh nghiệp lớn như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Agifish, Minh Phú... buộc phải bỏ vốn đầu tư vào vùng nuôi nhằm tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu.
Nhiều công ty chế biến thủy sản trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành thủy sản, giải pháp này chỉ là tạm thời vì giá nguyên liệu thế giới đang tăng, mức thuế cao nên doanh nghiệp ít lợi nhuận.
Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí tăng như lãi suất, điện, nước, lương nhân công, cước vận chuyển, bao bì... Theo tính toán, những chi phí này làm tăng giá thành đầu vào từ 10-15% so với 2009. Trong khi đó, ngoại trừ mặt hàng tôm tăng giá, còn lại hầu hết các loại sản phẩm khác có xu hướng giảm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lương Lê Phương cho rằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần xúc tiến thương mại ở các thị trường mới, đặc biệt, việc tham gia hội chợ thủy sản sẽ là cơ hội rất tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra, basa Việt Nam và tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các thị trường./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)