Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong những tháng tới, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ hồi phục nhờ nguồn cung tôm nguyên liệu được cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại nhiều nước để chuẩn bị cho tiêu thụ cuối năm.
Dự báo giá trị xuất khẩu các mặt hàng tôm của Việt Nam trong quý 3 sẽ đạt khoảng 690 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 19% so với quý 2/2012, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng năm 2012 lên 1,7 tỷ USD.
Tôm chân trắng sẽ duy trì mức tăng giá trị trên 30% trong quý 3/2012 so với cùng kỳ năm 2011, và sẽ chiếm 35 – 37% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp nhận định, thời gian tới, nếu các chính sách của Nhà nước về điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tăng hạn mức tín dụng của ngân hàng phát huy tốt sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất tôm nguyên liệu và chế biến xuất khẩu.
Theo VASEP, hiện chỉ có khoảng 35% số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp còn lại đang trong tình trạng thiếu vốn và nếu không được hỗ trợ kịp thời, xuất khẩu tôm khó có thể “tăng tốc” trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, nguồn tôm nguyên liệu sẽ bớt căng thẳng hơn do vào vụ thu hoạch, và nhiều doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu nhập khẩu từ quý 2.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh mạnh với tôm Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU sẽ khó được cải thiện do kinh tế chưa thật sự hồi phục.
Nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng, tạo sức ép lớn lên giá tôm tại hai thị trường này.
Mặc dù, tôm Việt Nam có nhiều phân khúc sản phẩm, thị trường được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm, nhưng những diễn biến về thị trường vẫn sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong thời gian tới./.
Dự báo giá trị xuất khẩu các mặt hàng tôm của Việt Nam trong quý 3 sẽ đạt khoảng 690 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 19% so với quý 2/2012, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng năm 2012 lên 1,7 tỷ USD.
Tôm chân trắng sẽ duy trì mức tăng giá trị trên 30% trong quý 3/2012 so với cùng kỳ năm 2011, và sẽ chiếm 35 – 37% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp nhận định, thời gian tới, nếu các chính sách của Nhà nước về điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tăng hạn mức tín dụng của ngân hàng phát huy tốt sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất tôm nguyên liệu và chế biến xuất khẩu.
Theo VASEP, hiện chỉ có khoảng 35% số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp còn lại đang trong tình trạng thiếu vốn và nếu không được hỗ trợ kịp thời, xuất khẩu tôm khó có thể “tăng tốc” trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, nguồn tôm nguyên liệu sẽ bớt căng thẳng hơn do vào vụ thu hoạch, và nhiều doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu nhập khẩu từ quý 2.
Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh mạnh với tôm Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU sẽ khó được cải thiện do kinh tế chưa thật sự hồi phục.
Nguồn cung tôm cho thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng, tạo sức ép lớn lên giá tôm tại hai thị trường này.
Mặc dù, tôm Việt Nam có nhiều phân khúc sản phẩm, thị trường được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm, nhưng những diễn biến về thị trường vẫn sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong thời gian tới./.
Bích Hồng (TTXVN)