Theo Trung tâm Tin học và Thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu bị hạn chế bởi nguồn cung nguyên liệu.
Thị trường quốc tế lại có nhiều biến động, để duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã khắc phục hạn chế về lượng bằng giá. Dự báo xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam từ giờ đến cuối năm vẫn ở xu thế khả quan.
Mặt hàng thủy sản, trong tám tháng qua đạt giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Italy theo thứ tự lần lượt là gần 43%, 57% và 45%.
Giá trị xuất khẩu đạt mức cao do sự tăng trưởng của giá tôm xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,5 USD/kg. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu trong nước cũng liên tục tăng. Giá tôm thẻ chân trắng từ 55.000-60.000 đồng/kg, tăng lên 85.000-93.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000-175.000 đồng/kg, tăng lên 210.000-225.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, cá tra cũng rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu do các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ, Australia đồng loạt yêu cầu nhập khẩu cá tra cỡ nhỏ. Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá tra cỡ nhỏ.
Trung tâm Tin học và Thống kê cho rằng, với xu thế xuất khẩu từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ giữ ở mức hơn 6 tỷ USD. Không chỉ thủy sản phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu, càphê cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Theo các hộ trồng càphê ở Tây Nguyên, mặc dù đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhưng hiện tượng rụng trái bất thường đang diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Trong khi đó, cây càphê tại địa bàn huyện Đắk Đoa tỉnh Gia Lai cũng đang phải đối mặt với triệu chứng vàng lá, khô cành rồi rụng quả do bị ve sầu cắn phá.
Theo đánh giá của Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam, tình trạng này có thể làm sản lượng càphê vụ tới giảm khoảng 5% so với niên vụ trước. Nguồn cung càphê trong nước bị hạn chế đã làm ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới nhưng đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho giá càphê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao. Trong 8 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 958.000 tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, chỉ tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 72% về giá trị so với năm 2010.
Mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là hồ tiêu. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt gần 5.500 USD/tấn, tăng tới 70% so với cùng kỳ năm 2010.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đã vượt qua mức tổng giá trị xuất khẩu của cả năm 2010 là 421,6 triệu USD, do giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao khiến các doanh nghiệp tích cực thu mua để đẩy mạnh xuất khẩu. Giá thu mua hồ tiêu nội địa tháng Tám vừa qua cũng đã tăng tương đối mạnh.
Giá tiêu đen từ mức 110.000-112.000 đồng/kg ngày 1/8 đã tăng lên mức kỷ lục 130.000-131.000 đồng/kg vào ngày 25/8, tương đương mức tăng 18-20%. Tương tự như vậy giá thu mua tiêu trắng nội địa tăng 5.000-10.000 đồng/kg và hiện ở mức 160.000-165.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá hồ tiêu những tháng cuối năm sẽ vẫn ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 tới đến tháng 1/2012, nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Brazil, Indonesia không nhiều.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010 nhưng mặt hàng này vẫn duy trì được xu hướng tăng và tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Khối lượng cao su xuất khẩu đến nay đạt 449.000 tấn với trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 4% về lượng và 65% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su năm nay tăng khoảng 4% và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn.
Sản xuất nông nghiệp trong những tháng đầu năm đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là sản xuất lúa. Giá gạo xuất khẩu của nước ta vẫn tiếp tục tăng. Gạo 5% tấm, giá xuất khẩu đã tăng 50 USD/tấn so với tháng 7, đạt 555 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dẫn tới khoảng cách giữa gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan chỉ còn 5 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu đến ngày 25/8 vừa qua đạt trên 5 triệu tấn với trị giá gần 2,4 tỷ USD.
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, diễn biến thị trường trong và ngoài nước trong những tháng gần đây có nhiều yếu tố tác động trong đó nguồn cung và giá trong nước lên cao trong khi thị trường thế giới có nhiều yếu tố chưa ổn định, dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 có thể đạt gần 7,3 triệu tấn./.
Thị trường quốc tế lại có nhiều biến động, để duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã khắc phục hạn chế về lượng bằng giá. Dự báo xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam từ giờ đến cuối năm vẫn ở xu thế khả quan.
Mặt hàng thủy sản, trong tám tháng qua đạt giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Italy theo thứ tự lần lượt là gần 43%, 57% và 45%.
Giá trị xuất khẩu đạt mức cao do sự tăng trưởng của giá tôm xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,5 USD/kg. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu trong nước cũng liên tục tăng. Giá tôm thẻ chân trắng từ 55.000-60.000 đồng/kg, tăng lên 85.000-93.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con/kg từ 160.000-175.000 đồng/kg, tăng lên 210.000-225.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, cá tra cũng rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu do các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ, Australia đồng loạt yêu cầu nhập khẩu cá tra cỡ nhỏ. Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá tra cỡ nhỏ.
Trung tâm Tin học và Thống kê cho rằng, với xu thế xuất khẩu từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ giữ ở mức hơn 6 tỷ USD. Không chỉ thủy sản phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguyên liệu, càphê cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Theo các hộ trồng càphê ở Tây Nguyên, mặc dù đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhưng hiện tượng rụng trái bất thường đang diễn ra trên diện rộng ở các tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Trong khi đó, cây càphê tại địa bàn huyện Đắk Đoa tỉnh Gia Lai cũng đang phải đối mặt với triệu chứng vàng lá, khô cành rồi rụng quả do bị ve sầu cắn phá.
Theo đánh giá của Hiệp hội Càphê Cacao Việt Nam, tình trạng này có thể làm sản lượng càphê vụ tới giảm khoảng 5% so với niên vụ trước. Nguồn cung càphê trong nước bị hạn chế đã làm ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới nhưng đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho giá càphê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao. Trong 8 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu được 958.000 tấn với giá trị đạt 2,1 tỷ USD, chỉ tăng 12% về lượng nhưng tăng tới 72% về giá trị so với năm 2010.
Mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là hồ tiêu. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt gần 5.500 USD/tấn, tăng tới 70% so với cùng kỳ năm 2010.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đã vượt qua mức tổng giá trị xuất khẩu của cả năm 2010 là 421,6 triệu USD, do giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao khiến các doanh nghiệp tích cực thu mua để đẩy mạnh xuất khẩu. Giá thu mua hồ tiêu nội địa tháng Tám vừa qua cũng đã tăng tương đối mạnh.
Giá tiêu đen từ mức 110.000-112.000 đồng/kg ngày 1/8 đã tăng lên mức kỷ lục 130.000-131.000 đồng/kg vào ngày 25/8, tương đương mức tăng 18-20%. Tương tự như vậy giá thu mua tiêu trắng nội địa tăng 5.000-10.000 đồng/kg và hiện ở mức 160.000-165.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá hồ tiêu những tháng cuối năm sẽ vẫn ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 tới đến tháng 1/2012, nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Brazil, Indonesia không nhiều.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010 nhưng mặt hàng này vẫn duy trì được xu hướng tăng và tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Khối lượng cao su xuất khẩu đến nay đạt 449.000 tấn với trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 4% về lượng và 65% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su năm nay tăng khoảng 4% và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn.
Sản xuất nông nghiệp trong những tháng đầu năm đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là sản xuất lúa. Giá gạo xuất khẩu của nước ta vẫn tiếp tục tăng. Gạo 5% tấm, giá xuất khẩu đã tăng 50 USD/tấn so với tháng 7, đạt 555 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dẫn tới khoảng cách giữa gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan chỉ còn 5 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu đến ngày 25/8 vừa qua đạt trên 5 triệu tấn với trị giá gần 2,4 tỷ USD.
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, diễn biến thị trường trong và ngoài nước trong những tháng gần đây có nhiều yếu tố tác động trong đó nguồn cung và giá trong nước lên cao trong khi thị trường thế giới có nhiều yếu tố chưa ổn định, dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 có thể đạt gần 7,3 triệu tấn./.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)