Ngày 9/4, Bộ Ngoại giao Yemen đã triệu hồi đại sứ nước này tại Qatar để tham vấn về tuyên bố của Thủ tướng Qatar liên quan đến kế hoạch buộc Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức.
Động thái trên diễn ra sau khi Thủ tướng Qatar Jassin al-Thani, ngày 6/4 tuyên bố Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đang tiến tới một thỏa thuận buộc ông Saleh từ chức.
Tuyên bố này đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt của Tổng thống Saleh khi ông coi đây là hành động "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Yemen."
Văn phòng Tổng thống Yemen cho biết ông Saleh hoan nghênh sáng kiến của GCC về việc tổ chức hội nghị hòa giải với phe đối lập tại thủ đô Riyadh của Arập Xêút, chứ không phải là một giải pháp để ông từ chức như tuyên bố của Qatar.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình ở Yemen tiếp tục kéo dài sang ngày 9/4, sau khi đã đã có thêm ít nhất năm người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc bạo động xảy ra trước đó một ngày.
Theo các nguồn tin tại chỗ, hàng chục nghìn người phản đối chính phủ tiếp tục tụ tập tại thành phố chính Taez ở miền Nam trước khi tuần hành về dinh tổng thống. Trong khi đó, tại thành phố cảng Aden cũng có hàng trăm học sinh, sinh viên đổ xuống đường biểu tình gây tắc nghẽn giao thông và làm tê liệt các cửa hiệu kinh doanh. Cảnh sát đã phải bắn súng cảnh cáo để giải tán người biểu tình.
Tính đến nay, hơn 120 người đã thiệt mạng và 1.000 người bị thương kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình tại Yemen từ tháng Một năm nay.
GCC gồm sáu quốc gia Arập ở vùng Vịnh là Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Arập Xêút đang tìm cách làm trung gian giữa Chính phủ Yemen và phe đối lập để giải quyết biến động chính trị hiện nay ở nước này./.
Động thái trên diễn ra sau khi Thủ tướng Qatar Jassin al-Thani, ngày 6/4 tuyên bố Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đang tiến tới một thỏa thuận buộc ông Saleh từ chức.
Tuyên bố này đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt của Tổng thống Saleh khi ông coi đây là hành động "can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Yemen."
Văn phòng Tổng thống Yemen cho biết ông Saleh hoan nghênh sáng kiến của GCC về việc tổ chức hội nghị hòa giải với phe đối lập tại thủ đô Riyadh của Arập Xêút, chứ không phải là một giải pháp để ông từ chức như tuyên bố của Qatar.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình ở Yemen tiếp tục kéo dài sang ngày 9/4, sau khi đã đã có thêm ít nhất năm người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc bạo động xảy ra trước đó một ngày.
Theo các nguồn tin tại chỗ, hàng chục nghìn người phản đối chính phủ tiếp tục tụ tập tại thành phố chính Taez ở miền Nam trước khi tuần hành về dinh tổng thống. Trong khi đó, tại thành phố cảng Aden cũng có hàng trăm học sinh, sinh viên đổ xuống đường biểu tình gây tắc nghẽn giao thông và làm tê liệt các cửa hiệu kinh doanh. Cảnh sát đã phải bắn súng cảnh cáo để giải tán người biểu tình.
Tính đến nay, hơn 120 người đã thiệt mạng và 1.000 người bị thương kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình tại Yemen từ tháng Một năm nay.
GCC gồm sáu quốc gia Arập ở vùng Vịnh là Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Arập Xêút đang tìm cách làm trung gian giữa Chính phủ Yemen và phe đối lập để giải quyết biến động chính trị hiện nay ở nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)