Với những người yêu nhau nhưng không được ở gần nhau, mà chỉ có thể trò chuyện, tán gẫu qua điện thoại và ngắm nhau qua webcam, "bàn tay robot" sẽ giúp họ có cảm giác chạm rất thật khi tương tác với nhau online.
"Bàn tay robot" là công trình đặc biệt mà trường Đại học Trung Văn, Hongkong mới công bố.
Sau khi người sử dụng đặt các cảm ứng vào cánh tay, bàn tay này có thể thực hiện những cử động của ngón tay người sử dụng như bắt tay, làm dấu "V" hay "OK" trong buổi ra mắt.
Công nghệ trên chủ yếu nhằm vào lượng đông đảo công dân mạng dùng các phần mềm chat trực tuyến như MSN hay QQ.
Giáo sư Liu Yun-hui thuộc khoa máy móc và thiết kế tự động của Đại học Trung Văn nhận xét: "Hiện giờ qua chat, người ta mới thấy được hình ảnh của nhau mà chưa cảm nhận được các động tác. Thiết bị này có thể giúp giải quyết vấn đề đó."
Theo Liu Yun-hui, tương tác vật chất như vậy là rất quan trọng cho các thành viên gia đình sống xa nhau. Ví dụ, người già có thể vuốt ve những đứa cháu mình qua Internet.
Để làm được như thế, mỗi người tham gia tương tác phải đeo một thiết bị cảm ứng giống như một chiếc đồng hồ giúp phát hiện các điện đồ - tín hiệu điện tử tạo ra bằng cách co giãn cơ.
Các chuyển động của mỗi ngón tay tạo ra những tín hiệu riêng. Sức mạnh của một bàn tay cũng cảm nhận được. Những tín hiệu đó được phần mềm phân tích rồi chuyển đến bên kia qua Internet và qua "bàn tay robot", nó trở nên rất thật.
Phát minh này sắp được thương mại hóa theo tuyên bố của Đại học Trung Văn mà cụ thể thời điểm "bàn tay robot" được tung ra thị trường sẽ là dịp Giáng sinh năm nay.
Đến lúc đó, so với mẫu ra mắt vừa qua, sản phẩm này sẽ hoàn thiện hơn, giống hệt bàn tay thật với cả một lớp da nhân tạo.
Giá cả cũng không quá đắt đỏ. Trong khi các "bàn tay robot" dùng trong nghiên cứu hay công nghiệp có giá hàng chục nghìn USD, giáo sư Liu Yun-hui dự tính "bàn tay robot" của Đại học Trung Văn chỉ có bán với giá khoảng 100 USD kèm theo một thiết bị cảm ứng.
Đây sẽ là "bàn tay robot" đầu tiên trên thế giới dành cho các công dân mạng. Sáng kiến này được Liu Yun-hui cùng cộng sự bắt đầu nghiên cứu từ tháng Chín năm ngoái.
Hiện họ đang đăng ký bản quyền tại Mỹ và Trung Quốc đại lục. Không dừng lại ở thế, nhóm này đang hướng tới các nghiên cứu xa hơn, cải thiện hơn nữa như cảm nhận cả thân nhiệt của bàn tay./.
"Bàn tay robot" là công trình đặc biệt mà trường Đại học Trung Văn, Hongkong mới công bố.
Sau khi người sử dụng đặt các cảm ứng vào cánh tay, bàn tay này có thể thực hiện những cử động của ngón tay người sử dụng như bắt tay, làm dấu "V" hay "OK" trong buổi ra mắt.
Công nghệ trên chủ yếu nhằm vào lượng đông đảo công dân mạng dùng các phần mềm chat trực tuyến như MSN hay QQ.
Giáo sư Liu Yun-hui thuộc khoa máy móc và thiết kế tự động của Đại học Trung Văn nhận xét: "Hiện giờ qua chat, người ta mới thấy được hình ảnh của nhau mà chưa cảm nhận được các động tác. Thiết bị này có thể giúp giải quyết vấn đề đó."
Theo Liu Yun-hui, tương tác vật chất như vậy là rất quan trọng cho các thành viên gia đình sống xa nhau. Ví dụ, người già có thể vuốt ve những đứa cháu mình qua Internet.
Để làm được như thế, mỗi người tham gia tương tác phải đeo một thiết bị cảm ứng giống như một chiếc đồng hồ giúp phát hiện các điện đồ - tín hiệu điện tử tạo ra bằng cách co giãn cơ.
Các chuyển động của mỗi ngón tay tạo ra những tín hiệu riêng. Sức mạnh của một bàn tay cũng cảm nhận được. Những tín hiệu đó được phần mềm phân tích rồi chuyển đến bên kia qua Internet và qua "bàn tay robot", nó trở nên rất thật.
Phát minh này sắp được thương mại hóa theo tuyên bố của Đại học Trung Văn mà cụ thể thời điểm "bàn tay robot" được tung ra thị trường sẽ là dịp Giáng sinh năm nay.
Đến lúc đó, so với mẫu ra mắt vừa qua, sản phẩm này sẽ hoàn thiện hơn, giống hệt bàn tay thật với cả một lớp da nhân tạo.
Giá cả cũng không quá đắt đỏ. Trong khi các "bàn tay robot" dùng trong nghiên cứu hay công nghiệp có giá hàng chục nghìn USD, giáo sư Liu Yun-hui dự tính "bàn tay robot" của Đại học Trung Văn chỉ có bán với giá khoảng 100 USD kèm theo một thiết bị cảm ứng.
Đây sẽ là "bàn tay robot" đầu tiên trên thế giới dành cho các công dân mạng. Sáng kiến này được Liu Yun-hui cùng cộng sự bắt đầu nghiên cứu từ tháng Chín năm ngoái.
Hiện họ đang đăng ký bản quyền tại Mỹ và Trung Quốc đại lục. Không dừng lại ở thế, nhóm này đang hướng tới các nghiên cứu xa hơn, cải thiện hơn nữa như cảm nhận cả thân nhiệt của bàn tay./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)