Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 14/5 cho biết một nhân viên đã tử vong trong khi tham gia hoạt động khắc phục sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Đây là trường hợp đầu tiên nhân viên tham gia khắc phục sự cố điện hạt nhân bị tử vong.
Theo TEPCO, nhân viên này hơn 60 tuổi, thuộc biên chế của một công ty hợp tác với TEPCO và mới tham gia công việc liên quan đến xử lý nước thải tại nhà máy điện Fukushima số 1 từ ngày 13/5.
Nhân viên này mặc quần áo bảo hộ, đeo mặt nạ phòng độc khi tác nghiệp, và không phát hiện thấy chất phóng xạ dính vào cơ thể. TEPCO đang tiến hành điều tra nguyên nhân cái chết của nhân viên này.
Cùng ngày, Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản thông báo lò phản ứng số 5 của nhà máy điện hạt nhân Hamaoka ở tỉnh Shizuoka đã ngừng hoạt động.
Như vậy, toàn bộ nhà máy điện hạt nhân này đã ngừng hoạt động theo yêu cầu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan để bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn chống động đất và sóng thần.
Trước đó, ngày 13/5, Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản cũng đã ngừng hoạt động lò số 4. Các lò số 1 và 2 đã ngừng hoạt động từ trước để chờ tháo dỡ, còn lò số 3 đang trong giai đoạn kiểm tra định kỳ.
Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka nằm ngay phía trên tâm chấn của trận động đất mạnh trên 8 độ Ríchte mà theo dự báo của các nhà khoa học là có xác suất 87% sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã yêu cầu Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản ngừng hoạt động hoàn toàn nhà máy này cho đến khi đảm bảo bổ sung biện pháp an toàn chống động đất và sóng thần, như gia cố nhà máy, xây thêm bức tường có khả năng chắn sóng thần cao 15 mét, đảm bảo nguồn điện dự phòng và hệ thống làm mát.
Trong một diễn biến liên quan, các nhật báo Nikkei và Sankei ngày 14/5 đưa tin đã phát hiện chất phóng xạ cao trong tro của lò đốt rác tại một nhà máy chất thải ở Koto, phía Đông thủ đô Tokyo.
Ngoài ra, chất phóng xạ nồng độ từ 100.000-140.000 Becquerel/kg cũng đã được phát hiện trong tro của các nhà máy chất thải khác ở khu vực Ota và Itabashi./.
Đây là trường hợp đầu tiên nhân viên tham gia khắc phục sự cố điện hạt nhân bị tử vong.
Theo TEPCO, nhân viên này hơn 60 tuổi, thuộc biên chế của một công ty hợp tác với TEPCO và mới tham gia công việc liên quan đến xử lý nước thải tại nhà máy điện Fukushima số 1 từ ngày 13/5.
Nhân viên này mặc quần áo bảo hộ, đeo mặt nạ phòng độc khi tác nghiệp, và không phát hiện thấy chất phóng xạ dính vào cơ thể. TEPCO đang tiến hành điều tra nguyên nhân cái chết của nhân viên này.
Cùng ngày, Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản thông báo lò phản ứng số 5 của nhà máy điện hạt nhân Hamaoka ở tỉnh Shizuoka đã ngừng hoạt động.
Như vậy, toàn bộ nhà máy điện hạt nhân này đã ngừng hoạt động theo yêu cầu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan để bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn chống động đất và sóng thần.
Trước đó, ngày 13/5, Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản cũng đã ngừng hoạt động lò số 4. Các lò số 1 và 2 đã ngừng hoạt động từ trước để chờ tháo dỡ, còn lò số 3 đang trong giai đoạn kiểm tra định kỳ.
Nhà máy điện hạt nhân Hamaoka nằm ngay phía trên tâm chấn của trận động đất mạnh trên 8 độ Ríchte mà theo dự báo của các nhà khoa học là có xác suất 87% sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã yêu cầu Công ty điện lực miền Trung Nhật Bản ngừng hoạt động hoàn toàn nhà máy này cho đến khi đảm bảo bổ sung biện pháp an toàn chống động đất và sóng thần, như gia cố nhà máy, xây thêm bức tường có khả năng chắn sóng thần cao 15 mét, đảm bảo nguồn điện dự phòng và hệ thống làm mát.
Trong một diễn biến liên quan, các nhật báo Nikkei và Sankei ngày 14/5 đưa tin đã phát hiện chất phóng xạ cao trong tro của lò đốt rác tại một nhà máy chất thải ở Koto, phía Đông thủ đô Tokyo.
Ngoài ra, chất phóng xạ nồng độ từ 100.000-140.000 Becquerel/kg cũng đã được phát hiện trong tro của các nhà máy chất thải khác ở khu vực Ota và Itabashi./.
(TTXVN/Vietnam+)