Ngày 25/8, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4 (AEC-4) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM 42).
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì cả hai hội nghị.
Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, các nước ASEAN đã thông qua những kết quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN thể hiện trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của AEC kể từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (tháng 4/2010) với một số nội dung quan trọng.
Việc hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng, làm cơ sở để ASEAN tăng cường thương mại hàng hóa nội khối.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã hoàn tất Nghị định thư số 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN của Hiệp định khung ASEAN về Thuận lợi hóa cho hàng hóa quá cảnh và sẽ tiến hành ký kết trong năm 2010.
Bản ghi nhớ về Dự án thử nghiệm cơ chế Hải quan một cửa (ASW) và dự kiến Bản ghi nhớ này sẽ được ký vào cuối năm 2010.
Về thương mại dịch vụ, các nước ASEAN đã hoàn tất dự thảo Nghị định thư về thực thi Gói cam kết thứ 8 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) để chuẩn bị ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17.
Trong lĩnh vực đầu tư, ASEAN đang tiến tới cắt giảm, xóa bỏ các hạn chế đối với đầu tư.
Trong hợp tác tài chính, Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 được chọn là đơn vị thực hiện vai trò giám sát hoạt động của CMIM (Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai) bắt đầu từ đầu năm 2011.
Về an ninh lương thực, ASEAN đã thiết lập Khung khổ hợp tác thống nhất về an ninh lương thực ASEAN và thông qua Kế hoạch Hành động chiến lược về an ninh lương thực ASEAN trong trung hạn.
Trong lĩnh vực năng lượng, ASEAN thống nhất tiến hành đánh giá và rà soát mục tiêu Hiệu quả và bảo toàn nguồn năng lượng ASEAN thông qua triển khai một chương trình hành động, đồng thời giám sát cơ chế thực hiện mục tiêu này.
Về hợp tác giao thông vận tải, ASEAN hướng tới ký kết một số văn bản quan trọng như Hiệp định Đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ chuyên chở hành khách bằng đường hàng không (MAFLPAS) đã được hoàn tất và dự kiến sẽ được ký tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 16 (tháng 10/2010 tại Brunei).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), xác định việc xây dựng Kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin và truyền thông ASEAN giai đoạn 2011-2015 thể hiện nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào thực tiễn phát triển của nền kinh tế.
Về hợp tác du lịch, các nước ASEAN đã xây dựng Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu là sẽ được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN thông qua vào tháng 1/2011.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, các bộ trưởng vui mừng nhận thấy dấu hiệu cải thiện của môi trường kinh tế toàn cầu, kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trên 4% trong năm 2010 và 2011, trong đó các nền kinh tế châu Á đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia thành viên ASEAN sẽ dẫn dắt quá trình tăng trưởng này.
Theo dự đoán, tăng trưởng GDP thực tế của ASEAN năm 2010 sẽ trên 5%, so với mức 1,5% năm 2009.
Các bộ trưởng ghi nhận tổng kim ngạch thương mại của ASEAN tiếp tục phục hồi trong năm 2009, chỉ giảm khoảng 19%, từ 1.897,1 tỷ USD trong năm 2008 xuống 1.536,8 tỷ USD trong năm 2009, thấp hơn mức giảm 22,6% của thương mại toàn cầu trong năm 2009.
Thương mại khối ASEAN đã giảm 20% trong khi thương mại của ASEAN với các nền kinh tế ngoài khối giảm 18.7%. Thương mại của ASEAN so với các nước đối thoại tiếp tục ở mức cao bất chấp khủng hoảng kinh tế về tài chính toàn cầu.
Mặc dù tổng kim ngạch thương mại giảm 9,5%, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN năm 2009. Đối tác lớn thứ hai và thứ ba của ASEAN là Liên minh châu Âu và Nhật Bản, mặc dù có sự suy giảm đáng kể trong tổng kim ngạch thương mại, giảm lần lượt 17,6% và 25%. Thặng dư thương mại của ASEAN với các khu vực khác trên thế giới đạt 61,2 tỷ USD trong năm 2009, tăng gấp đôi so với năm 2008.
Các bộ trưởng kỳ vọng sau suy thoái kinh tế năm 2008 và 2009, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN trong năm 2010 và các năm tiếp theo sẽ tăng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gần đây, tỷ trọng của ASEAN trong tổng FDI toàn cầu vẫn tăng từ 2,8% trong năm 2008 lên 3,6% trong năm 2009. Điều này phản ánh tiềm năng ngày càng tăng trong việc thu hút đầu tư của ASEAN, mặc dù tổng giá trị luồng vốn FDI sụt giảm xuống còn 39,6 tỷ USD trong năm 2009.
Các nguồn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào ASEAN vẫn là Liên minh châu Âu, chiếm tỷ trọng 18,3%, Nhật Bản (13,4%) và Hoa Kỳ (8,5%). Nguồn vốn đầu tư trong nội khối ASEAN cũng rất quan trọng, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư vào ASEAN trong năm 2009, đưa ASEAN trở thành nguồn đầu tư lớn thứ ba trong khu vực.
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc tiếp nhận FDI, đạt 26,8 tỷ USD, tương đương 68% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN năm 2009.
Các bộ trưởng cũng đánh giá cao các hoạt động và kết quả đạt được đồng thời thống nhất về một số đầu công việc trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, xóa bỏ các rào cản phi thuế hải quan, thuận lợi hóa thương mại, cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW), thương mại dịch vụ, đầu tư, kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, hệ thống thống kê Cộng đồng ASEAN, Đối thoại công-tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, quan hệ kinh tế giữa ASEAN và các đối tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng nămg lực.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, cả hai hội nghị đã thành công tốt đẹp, ghi nhận những kết quả và chuẩn bị báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17./.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì cả hai hội nghị.
Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, các nước ASEAN đã thông qua những kết quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN thể hiện trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của AEC kể từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (tháng 4/2010) với một số nội dung quan trọng.
Việc hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2010 đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng, làm cơ sở để ASEAN tăng cường thương mại hàng hóa nội khối.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã hoàn tất Nghị định thư số 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN của Hiệp định khung ASEAN về Thuận lợi hóa cho hàng hóa quá cảnh và sẽ tiến hành ký kết trong năm 2010.
Bản ghi nhớ về Dự án thử nghiệm cơ chế Hải quan một cửa (ASW) và dự kiến Bản ghi nhớ này sẽ được ký vào cuối năm 2010.
Về thương mại dịch vụ, các nước ASEAN đã hoàn tất dự thảo Nghị định thư về thực thi Gói cam kết thứ 8 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) để chuẩn bị ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17.
Trong lĩnh vực đầu tư, ASEAN đang tiến tới cắt giảm, xóa bỏ các hạn chế đối với đầu tư.
Trong hợp tác tài chính, Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 được chọn là đơn vị thực hiện vai trò giám sát hoạt động của CMIM (Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai) bắt đầu từ đầu năm 2011.
Về an ninh lương thực, ASEAN đã thiết lập Khung khổ hợp tác thống nhất về an ninh lương thực ASEAN và thông qua Kế hoạch Hành động chiến lược về an ninh lương thực ASEAN trong trung hạn.
Trong lĩnh vực năng lượng, ASEAN thống nhất tiến hành đánh giá và rà soát mục tiêu Hiệu quả và bảo toàn nguồn năng lượng ASEAN thông qua triển khai một chương trình hành động, đồng thời giám sát cơ chế thực hiện mục tiêu này.
Về hợp tác giao thông vận tải, ASEAN hướng tới ký kết một số văn bản quan trọng như Hiệp định Đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ chuyên chở hành khách bằng đường hàng không (MAFLPAS) đã được hoàn tất và dự kiến sẽ được ký tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải ASEAN lần thứ 16 (tháng 10/2010 tại Brunei).
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), xác định việc xây dựng Kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin và truyền thông ASEAN giai đoạn 2011-2015 thể hiện nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào thực tiễn phát triển của nền kinh tế.
Về hợp tác du lịch, các nước ASEAN đã xây dựng Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu là sẽ được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN thông qua vào tháng 1/2011.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, các bộ trưởng vui mừng nhận thấy dấu hiệu cải thiện của môi trường kinh tế toàn cầu, kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trên 4% trong năm 2010 và 2011, trong đó các nền kinh tế châu Á đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia thành viên ASEAN sẽ dẫn dắt quá trình tăng trưởng này.
Theo dự đoán, tăng trưởng GDP thực tế của ASEAN năm 2010 sẽ trên 5%, so với mức 1,5% năm 2009.
Các bộ trưởng ghi nhận tổng kim ngạch thương mại của ASEAN tiếp tục phục hồi trong năm 2009, chỉ giảm khoảng 19%, từ 1.897,1 tỷ USD trong năm 2008 xuống 1.536,8 tỷ USD trong năm 2009, thấp hơn mức giảm 22,6% của thương mại toàn cầu trong năm 2009.
Thương mại khối ASEAN đã giảm 20% trong khi thương mại của ASEAN với các nền kinh tế ngoài khối giảm 18.7%. Thương mại của ASEAN so với các nước đối thoại tiếp tục ở mức cao bất chấp khủng hoảng kinh tế về tài chính toàn cầu.
Mặc dù tổng kim ngạch thương mại giảm 9,5%, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN năm 2009. Đối tác lớn thứ hai và thứ ba của ASEAN là Liên minh châu Âu và Nhật Bản, mặc dù có sự suy giảm đáng kể trong tổng kim ngạch thương mại, giảm lần lượt 17,6% và 25%. Thặng dư thương mại của ASEAN với các khu vực khác trên thế giới đạt 61,2 tỷ USD trong năm 2009, tăng gấp đôi so với năm 2008.
Các bộ trưởng kỳ vọng sau suy thoái kinh tế năm 2008 và 2009, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN trong năm 2010 và các năm tiếp theo sẽ tăng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gần đây, tỷ trọng của ASEAN trong tổng FDI toàn cầu vẫn tăng từ 2,8% trong năm 2008 lên 3,6% trong năm 2009. Điều này phản ánh tiềm năng ngày càng tăng trong việc thu hút đầu tư của ASEAN, mặc dù tổng giá trị luồng vốn FDI sụt giảm xuống còn 39,6 tỷ USD trong năm 2009.
Các nguồn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào ASEAN vẫn là Liên minh châu Âu, chiếm tỷ trọng 18,3%, Nhật Bản (13,4%) và Hoa Kỳ (8,5%). Nguồn vốn đầu tư trong nội khối ASEAN cũng rất quan trọng, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư vào ASEAN trong năm 2009, đưa ASEAN trở thành nguồn đầu tư lớn thứ ba trong khu vực.
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc tiếp nhận FDI, đạt 26,8 tỷ USD, tương đương 68% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN năm 2009.
Các bộ trưởng cũng đánh giá cao các hoạt động và kết quả đạt được đồng thời thống nhất về một số đầu công việc trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, xóa bỏ các rào cản phi thuế hải quan, thuận lợi hóa thương mại, cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW), thương mại dịch vụ, đầu tư, kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, hệ thống thống kê Cộng đồng ASEAN, Đối thoại công-tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, quan hệ kinh tế giữa ASEAN và các đối tác, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng nămg lực.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, cả hai hội nghị đã thành công tốt đẹp, ghi nhận những kết quả và chuẩn bị báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)