Dấu tích sự xuất hiện con người trên lãnh thổ Việt Nam
Tiến sỹ Nguyễn Gia Đối (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết, qua các đợt khai quật trong thời gian từ năm 2014-2016 tại thị xã An Khê (Gia Lai), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều di tích thuộc thời đại Đá cũ cùng nhiều công cụ ghè hai mặt, rìu tay được gia công với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao.
Những phát hiện này là bằng chứng cho thấy, khu vực thượng lưu sông Ba và vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm.
Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam; là bước ngoặt trong nhận thức giai đoạn bình minh của lịch sử dân tộc, góp phần khẳng định Việt Nam là một trong những vùng đất quê hương của loài người.
Những phát hiện này là bằng chứng cho thấy, khu vực thượng lưu sông Ba và vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm.
Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam; là bước ngoặt trong nhận thức giai đoạn bình minh của lịch sử dân tộc, góp phần khẳng định Việt Nam là một trong những vùng đất quê hương của loài người.
Những mẫu đá được phát hiện tại các di tích khai quật ở Gia Lai được trưng bày tại Hà Nội vào tháng 4/2016. (Ảnh: TTXVN)
Lần đầu tiên phát hiện di tích hạng động Tiền sử ở Bắc Kạn
Trong đợt khảo sát, điều tra khảo cổ học hồi tháng Bảy, các nhà nghiên cứu (thuộc Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Bắc Kạn) đã phát hiện hai di tích hang động Tiền sử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đó là hang Thắm (huyện Na Rì) và hang Pác Vạt (huyện Ba Bể).
Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung (trưởng đoàn khảo sát) cho biết, đây là lần đầu tiên phát hiện được di tích của cư dân văn hóa Bắc Sơn cổ trên địa bàn huyện Na Rì.
Bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Thắm là một di tích cư trú của người tiền sử, có tuổi thời đại Đá mới, thuộc cư dân văn hóa Bắc Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000-9.000 năm. Những dấu tích còn lại cho thấy, hang Pác Vạt là một di chỉ cư trú của cư dân tiền sử thuộc thời đại đá, niên đại có thể sớm hơn hoặc tương đương với hang Thắm ở Na Rì.
Việc tìm thấy nhiều bàn nghiền, chầy nghiền và những dấu tích còn lại cho thấy săn bắt, hái lượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người Tiền sử nơi đây.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung (trưởng đoàn khảo sát) cho biết, đây là lần đầu tiên phát hiện được di tích của cư dân văn hóa Bắc Sơn cổ trên địa bàn huyện Na Rì.
Bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Thắm là một di tích cư trú của người tiền sử, có tuổi thời đại Đá mới, thuộc cư dân văn hóa Bắc Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000-9.000 năm. Những dấu tích còn lại cho thấy, hang Pác Vạt là một di chỉ cư trú của cư dân tiền sử thuộc thời đại đá, niên đại có thể sớm hơn hoặc tương đương với hang Thắm ở Na Rì.
Việc tìm thấy nhiều bàn nghiền, chầy nghiền và những dấu tích còn lại cho thấy săn bắt, hái lượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người Tiền sử nơi đây.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Bước đầu làm rõ quy mô, cấu trúc hào Bắc Thành Nhà Hồ
Trong đợt khai quật từ ngày 15/4-15/8 tại hào thành phía Bắc - Thành Nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di tích và di vật quan trọng, bước đầu làm rõ quy mô, cấu trúc của hào thành phía Bắc.
Kết cấu bờ hào xuất lộ với hình dáng dốc dần từ phần bề mặt xuống phần thành bờ và vát chéo dần xuống đáy hào, nằm ở độ sâu từ 360cm đến 414cm (ở phía Bắc hố khai quật) và từ 350cm đến 464cm (ở phía Nam hố khai quật).
Dựa trên mặt bằng khai quật và xem xét chi tiết các dấu tích văn hóa xuất lộ, các nhà nghiên cứu xác định: đây có một nền kiến trúc gia cố chân thành phía Bắc và hệ thống hào thành phía Bắc được gia cố bằng đá khối kích thước nhỏ và đất sét đầm lẫn nhiều sạn sỏi, phần lòng hào rộng 60m, khu vực lòng hào sâu nhất tới gần 7m.
Kết quả khai quật đã làm rõ cấu trúc của hào thành cũng như chỉ ra giá trị độc đáo của hào thành Thành Nhà Hồ: ngoài chức năng phòng thủ, hào thành còn là một công xưởng chế tác, tinh chế đá trước khi đưa lên xây lắp.
Kết cấu bờ hào xuất lộ với hình dáng dốc dần từ phần bề mặt xuống phần thành bờ và vát chéo dần xuống đáy hào, nằm ở độ sâu từ 360cm đến 414cm (ở phía Bắc hố khai quật) và từ 350cm đến 464cm (ở phía Nam hố khai quật).
Dựa trên mặt bằng khai quật và xem xét chi tiết các dấu tích văn hóa xuất lộ, các nhà nghiên cứu xác định: đây có một nền kiến trúc gia cố chân thành phía Bắc và hệ thống hào thành phía Bắc được gia cố bằng đá khối kích thước nhỏ và đất sét đầm lẫn nhiều sạn sỏi, phần lòng hào rộng 60m, khu vực lòng hào sâu nhất tới gần 7m.
Kết quả khai quật đã làm rõ cấu trúc của hào thành cũng như chỉ ra giá trị độc đáo của hào thành Thành Nhà Hồ: ngoài chức năng phòng thủ, hào thành còn là một công xưởng chế tác, tinh chế đá trước khi đưa lên xây lắp.
Cổng phía Bắc Thành Nhà Hồ. (Ảnh: TTXVN)
Phát hiện mộ táng Đông Sơn ở Thanh Hóa
Đợt khai quật tại di tích Đông Sơn (phường Hàm Rồng, Thanh Hóa) hồi giữa năm 2016 đã làm phát lộ nhiều hiện vật, dấu tích quan trọng.
Trong số đó, tiêu biểu là kết cấu bốn ngôi mộ đất có các đồ nung hóa sành, đồ đất nung nằm ngang và đứng. Đây là lớp mộ táng sau Đông Sơn, tương ứng thời Đường (thế kỷ 6-7 sau Công nguyên). Lớp mộ Đông Sơn nằm cùng hoặc dưới lớp mộ thời Đường.
Lớp cơ tầng trũng nhất hố thám sát là mặt bằng cư trú văn hóa Đông Sơn. Bên cạnh đó, qua khai quật sáu hố thám sát, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 4.000 hiện vật (đồ đồng, đá, gốm, sành sứ...). Những di vật này truyền tải thông tin về sự phát triển liên lục của văn hóa Đông Sơn, những dấu tích văn hóa ngoại lai trong thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ xây dựng nền độc lập, tự chủ.
Trong số đó, tiêu biểu là kết cấu bốn ngôi mộ đất có các đồ nung hóa sành, đồ đất nung nằm ngang và đứng. Đây là lớp mộ táng sau Đông Sơn, tương ứng thời Đường (thế kỷ 6-7 sau Công nguyên). Lớp mộ Đông Sơn nằm cùng hoặc dưới lớp mộ thời Đường.
Lớp cơ tầng trũng nhất hố thám sát là mặt bằng cư trú văn hóa Đông Sơn. Bên cạnh đó, qua khai quật sáu hố thám sát, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 4.000 hiện vật (đồ đồng, đá, gốm, sành sứ...). Những di vật này truyền tải thông tin về sự phát triển liên lục của văn hóa Đông Sơn, những dấu tích văn hóa ngoại lai trong thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ xây dựng nền độc lập, tự chủ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Phục dựng di vật cổ khai quật tại vùng hồ Sơn La
Hồi tháng Sáu vừa qua, Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành nghiên cứu và phục dựng những di vật cổ xưa được khai quật tại vùng hồ thủy điện Sơn La trước khi hồ ngập nước.
Trong quá trình này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra nhiều loại di vật lần đầu tiên được tìm thấy ở Sơn La; ví dụ như ngôi mộ táng số 3 khai quật tại xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai). Di cốt này còn nguyên vòm sọ, răng và các cấu trúc xương của cơ thể cùng nhiều vật dụng được chôn theo.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam), đây là lần đầu tiên, các nhà khảo cổ học khai quật được di cốt bên cạnh có chôn theo những công cụ. Di cốt được tìm thấy ở vùng hồ thủy điện Sơn La thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4.000 năm.
Những di vật khai quật được ở vùng hồ Sơn La thuộc loại quý, hiếm gặp.
Trong quá trình này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra nhiều loại di vật lần đầu tiên được tìm thấy ở Sơn La; ví dụ như ngôi mộ táng số 3 khai quật tại xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai). Di cốt này còn nguyên vòm sọ, răng và các cấu trúc xương của cơ thể cùng nhiều vật dụng được chôn theo.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam), đây là lần đầu tiên, các nhà khảo cổ học khai quật được di cốt bên cạnh có chôn theo những công cụ. Di cốt được tìm thấy ở vùng hồ thủy điện Sơn La thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày nay khoảng 4.000 năm.
Những di vật khai quật được ở vùng hồ Sơn La thuộc loại quý, hiếm gặp.
Một góc hồ thủy điện Sơn La. (Ảnh: TTXVN)
Phát hiện mới về kiến trúc cổ Việt Nam thời Lý-Trần
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Minh Trí (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), những phát hiện khảo cổ học (trong thời gian từ năm 2011-2016) cho thấy, vào thời Lý-Trần, có rất nhiều công trình kiến trúc Phật giáo có quy mô lớn, phong cách giống như kiến trúc Hoàng cung Thăng Long đã được xây dựng tại các châu, lộ ở vùng Tây Bắc.
Quần thể di tích chùa tháp tại Hắc Y và Bến Lăn, di tích chùa São, Hang Úc ở huyện Lục Yên và nhiều công trình kiến trúc ở Đồng Gio Ngòi, Làng Minh, Gò Chùa ở huyện Yên Bình (Yên Bái) là những minh chứng sinh động.
Những kết quả nghiên cứu này là bước khởi đầu cho những tiếp cận mới trong nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam mà đối tượng chủ yếu là kiến trúc Hoàng cung và kiến trúc tôn giáo thời Lý-Trần qua tư liệu khảo cổ và sử liệu.
Quần thể di tích chùa tháp tại Hắc Y và Bến Lăn, di tích chùa São, Hang Úc ở huyện Lục Yên và nhiều công trình kiến trúc ở Đồng Gio Ngòi, Làng Minh, Gò Chùa ở huyện Yên Bình (Yên Bái) là những minh chứng sinh động.
Những kết quả nghiên cứu này là bước khởi đầu cho những tiếp cận mới trong nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam mà đối tượng chủ yếu là kiến trúc Hoàng cung và kiến trúc tôn giáo thời Lý-Trần qua tư liệu khảo cổ và sử liệu.
Cổng thành Cửa Bắc - một trong những dấu tích còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long xưa. (Ảnh: TTXVN)
(Vietnam+)