Tỉnh Kiên Giang đầu tư hơn 23 tỷ đồng triển khai dự án lâm sinh Vườn quốc gia U Minh Thượng từ nay đến năm 2015 gồm trồng, chăm sóc rừng trên tổng diện tích hơn 3.800ha; khoanh nuôi, khôi phục rừng tái sinh tự nhiên khoảng 4.700ha; trồng cây phân tán; chuyển hoá rừng giống…
Dự án nhằm khôi phục và phát triển tài nguyên rừng Vườn quốc gia U Minh Thượng đang bị suy thoái, cân bằng môi trường sinh thái, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng hiện có khoảng 1.000ha rừng tràm đang suy thoái nghiêm trọng, tập trung ở khu vực rừng tràm trên đất sét, than bùn thấp và diện tích này tiếp tục tăng lên.
Nguyên nhân do sau vụ cháy lớn năm 2002 đến nay, rừng U Minh Thượng luôn ở chế độ ngập úng, không điều tiết được nguồn nước phù hợp cho đời sống sinh học của cây tràm, dẫn đến sinh trưởng âm, mất khả năng tái sinh.
Từ thực trạng này, cùng với việc đầu tư khôi phục và phát triển rừng, tỉnh nghiên cứu xác định mức độ ngập nước tối ưu và nhu cầu nước cần thiết để phòng chống cháy mùa khô mà vẫn đảm bảo sinh trưởng của cây, bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học Vườn quốc gia U Minh Thượng.
Vườn quốc gia U Minh Thượng được tổ chức UNESCO công nhận là một trong ba vùng trọng điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, gồm U Minh Thượng, Phú Quốc và Hà Tiên-Kiên Lương.
Vườn nằm trên địa bàn 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, với tổng diện tích 21.107ha, trong đó vùng lõi (rừng đặc dụng) 8.038 ha và vùng đệm 13.069 ha./.
Dự án nhằm khôi phục và phát triển tài nguyên rừng Vườn quốc gia U Minh Thượng đang bị suy thoái, cân bằng môi trường sinh thái, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước.
Vườn Quốc gia U Minh Thượng hiện có khoảng 1.000ha rừng tràm đang suy thoái nghiêm trọng, tập trung ở khu vực rừng tràm trên đất sét, than bùn thấp và diện tích này tiếp tục tăng lên.
Nguyên nhân do sau vụ cháy lớn năm 2002 đến nay, rừng U Minh Thượng luôn ở chế độ ngập úng, không điều tiết được nguồn nước phù hợp cho đời sống sinh học của cây tràm, dẫn đến sinh trưởng âm, mất khả năng tái sinh.
Từ thực trạng này, cùng với việc đầu tư khôi phục và phát triển rừng, tỉnh nghiên cứu xác định mức độ ngập nước tối ưu và nhu cầu nước cần thiết để phòng chống cháy mùa khô mà vẫn đảm bảo sinh trưởng của cây, bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học Vườn quốc gia U Minh Thượng.
Vườn quốc gia U Minh Thượng được tổ chức UNESCO công nhận là một trong ba vùng trọng điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, gồm U Minh Thượng, Phú Quốc và Hà Tiên-Kiên Lương.
Vườn nằm trên địa bàn 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, với tổng diện tích 21.107ha, trong đó vùng lõi (rừng đặc dụng) 8.038 ha và vùng đệm 13.069 ha./.
Lê Huy Hải (TTXVN)