Ngày 17/6, trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu công nghệ xử lý chất thải y tế” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và công ty trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực này.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Vì vậy, Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu công nghệ xử lý chất thải y tế” để giới thiệu các công nghệ và quy trình xử lý tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng tại Việt Nam; đồng thời cung cấp thông tin về các công nghệ xử lý chất thải y tế phục vụ cho việc khuyến cáo lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Trong dịp này, Bộ Y tế cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn lựa chọn công nghệ. Theo đó, Bộ đã nêu ra các tiêu chí để lựa chọn các công nghệ như công nghệ đã được áp dụng trên thế giới hoặc Việt Nam, có các báo cáo kết quả thử nghiệm công nghệ ít nhất phải đạt được các tiêu chuẩn và quy chuẩn về chất thải của Việt Nam; phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; có kinh phí đầu tư phù hợp với định mức đầu tư của dự án; vận hành đơn giản; đối với công nghệ xử lý chất thải rắn y tế: tập trung vào công nghệ không đốt và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý và sau xử lý…
Việt Nam hiện có 1.263 bệnh viện các tuyến và trên 1.000 cơ sở Viện, Trung tâm y tế dự phòng các tuyến, các cơ sở sản xuất kinh doanh dược, hệ thống y tế xã phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 350 tấn/ngày (ước tính đến năm 2015 là 600 tấn/ngày); trong đó 10-20% (trung bình 40,5 tấn/ngày hiện nay) là chất thải rắn y tế nguy hại phải được xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Riêng về nước thải, mỗi một ngày đêm các cơ sở y tế thải ra trên 150.000m3.
Tuy nhiên, hiện có tới 56% số bệnh viện trên toàn quốc chưa có hệ thống xử lý nước thải và 70% số hệ thống xử lý nước thải hiện có không đạt tiêu chuẩn cho phép; chỉ có khoảng 50% số bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Ở cấp độ vĩ mô, hệ thống chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ xử lý chất thải phù hợp còn chưa được xây dựng đầy đủ và triển khai có hệ thống.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện cho biết Dự án với tổng vốn đầu tư 155 triệu USD được triển khai từ 1/9/2011 đến 31/8/2017 trên toàn quốc với mục tiêu: Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến chất thải y tế ở Việt Nam; hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng cho 200 - 250 các bệnh viện tại Việt Nam, ưu tiên cho các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn ở các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số địa phương khác… đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, vận hành, kiểm định hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận nhiều công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải rắn của các công ty trong và nước ngoài như: “Khử trùng Microwave”; “Xử lý chất thải rắn y tế có khả năng tái chế để tái chế”; “Màng vi sinh chuyển động và lọc sinh học”…/.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Vì vậy, Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu công nghệ xử lý chất thải y tế” để giới thiệu các công nghệ và quy trình xử lý tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng tại Việt Nam; đồng thời cung cấp thông tin về các công nghệ xử lý chất thải y tế phục vụ cho việc khuyến cáo lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Trong dịp này, Bộ Y tế cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn lựa chọn công nghệ. Theo đó, Bộ đã nêu ra các tiêu chí để lựa chọn các công nghệ như công nghệ đã được áp dụng trên thế giới hoặc Việt Nam, có các báo cáo kết quả thử nghiệm công nghệ ít nhất phải đạt được các tiêu chuẩn và quy chuẩn về chất thải của Việt Nam; phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; có kinh phí đầu tư phù hợp với định mức đầu tư của dự án; vận hành đơn giản; đối với công nghệ xử lý chất thải rắn y tế: tập trung vào công nghệ không đốt và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý và sau xử lý…
Việt Nam hiện có 1.263 bệnh viện các tuyến và trên 1.000 cơ sở Viện, Trung tâm y tế dự phòng các tuyến, các cơ sở sản xuất kinh doanh dược, hệ thống y tế xã phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 350 tấn/ngày (ước tính đến năm 2015 là 600 tấn/ngày); trong đó 10-20% (trung bình 40,5 tấn/ngày hiện nay) là chất thải rắn y tế nguy hại phải được xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Riêng về nước thải, mỗi một ngày đêm các cơ sở y tế thải ra trên 150.000m3.
Tuy nhiên, hiện có tới 56% số bệnh viện trên toàn quốc chưa có hệ thống xử lý nước thải và 70% số hệ thống xử lý nước thải hiện có không đạt tiêu chuẩn cho phép; chỉ có khoảng 50% số bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Ở cấp độ vĩ mô, hệ thống chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ xử lý chất thải phù hợp còn chưa được xây dựng đầy đủ và triển khai có hệ thống.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện cho biết Dự án với tổng vốn đầu tư 155 triệu USD được triển khai từ 1/9/2011 đến 31/8/2017 trên toàn quốc với mục tiêu: Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến chất thải y tế ở Việt Nam; hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng cho 200 - 250 các bệnh viện tại Việt Nam, ưu tiên cho các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn ở các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số địa phương khác… đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, vận hành, kiểm định hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận nhiều công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải rắn của các công ty trong và nước ngoài như: “Khử trùng Microwave”; “Xử lý chất thải rắn y tế có khả năng tái chế để tái chế”; “Màng vi sinh chuyển động và lọc sinh học”…/.
Thu Phương (TTXVN)