Ngày 23/5, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết sẽ thúc đẩy 6 trọng tâm cơ bản tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) diễn ra vào tháng tới tại Brazil.
Phó Chủ tịch WB về phát triển bền vững, Rachel Kyte, nhấn mạnh Rio+20 là cơ hội để xây dựng các cơ cấu kế hoạch và chính sách, các hệ thống đo lường và thúc đẩy tham vọng giải quyết thành công các vấn đề mà biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng hơn, đó là khủng hoảng lương thực, mất an ninh về nước, khủng hoảng năng lượng.
Các nước và các cộng đồng cần tăng cường thúc đẩy 6 trọng tâm then chốt để vượt qua các thách thức này của phát triển bền vững toàn cầu.
Một là tăng trưởng xanh phổ quát. Mô hình tăng trưởng hiện nay của thế giới không chỉ không bền vững mà còn không hiệu quả, nên nhu cầu tăng trưởng xanh phổ quát trở nên cần thiết và khẩn cấp nhằm giảm lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Thách thức đối với tăng trưởng xanh phổ quát là năng lực quản lý kém của các chính phủ, thái độ bảo thủ và các hạn chế tài chính.
Hai là nguồn vốn tự nhiên. Rio+20 là cơ hội để các nước tăng cường cam kết hòa nhập nguồn vốn tự nhiên vào sự thịnh vượng và tiến bộ của mỗi nước. Chỉ dựa vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) để đánh giá hoạt động kinh tế sẽ là sai lầm, vì muốn tăng trưởng các nước sẽ đưa ra các quyết định có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng dài hạn do thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn thông qua khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Ba là các đại dương. Các đại dương cung cấp tới 15% tổng lượng protein toàn cầu, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ bờ biển và an ninh kinh tế cho nhiều tỷ người trên thế giới nhưng do quản lý kém, phát triển và ô nhiễm, 85% nguồn hải sản bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, 20% rặng san hô đã bị phá hủy.
Hội nghị Rio+20 cần sự cam kết của các nước cải thiện quản lý các đại dương để tăng cường an ninh lương thực, giảm ô nhiễm và tăng diện tích các khu vực được bảo vệ trên các đại dương.
Bốn là cảnh quan. Đáp ứng các mục tiêu quốc tế về an ninh lương thực và tăng trưởng xanh cần quản lý tốt hơn các nguồn cảnh quan như đất đai, rừng, nguồn nước… nhằm tăng năng suất, cải thiện cuộc sống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, khôi phục các bộ phận cảnh quan bị suy thoái.
Các nước tại Rio+20 cần chia sẻ các thực tế tốt nhất và WB sẽ khuyến khích các giải pháp hiệu quả.
Năm là phát triển đô thị. Do các đô thị của thế giới hiện đóng góp 75% sản lượng kinh tế toàn cầu nên đô thị hoá có thể góp phần tăng trưởng kinh tế, đổi mới và giảm đói nghèo. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng góp phần làm tăng các thách thức kinh tế xã hội và môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, tăng các khu ổ chuột gắn với các vấn đề nan giải về y tế và an ninh.
Hội nghị Rio+20 là cơ hội lịch sử để các nước cam kết và hỗ trợ các thành phố bền vững và có sức chống đỡ cao trước các thách thức tự nhiên trong bối cảnh tăng trưởng xanh phổ quát.
Sáu là năng lượng bền vững. Đây là vấn đề sống còn của phát triển bền vững. Các nước đến Rio+20 cần cam kết nghiêm túc về đường lối tăng trưởng xanh phổ quát tiến tới phát triển bền vững. Đường lối tăng trưởng này có thể khác nhau theo từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là tăng trưởng và phát triển bền vững phải vì con người, hành tinh và tiến bộ kinh tế xã hội./.
Phó Chủ tịch WB về phát triển bền vững, Rachel Kyte, nhấn mạnh Rio+20 là cơ hội để xây dựng các cơ cấu kế hoạch và chính sách, các hệ thống đo lường và thúc đẩy tham vọng giải quyết thành công các vấn đề mà biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng hơn, đó là khủng hoảng lương thực, mất an ninh về nước, khủng hoảng năng lượng.
Các nước và các cộng đồng cần tăng cường thúc đẩy 6 trọng tâm then chốt để vượt qua các thách thức này của phát triển bền vững toàn cầu.
Một là tăng trưởng xanh phổ quát. Mô hình tăng trưởng hiện nay của thế giới không chỉ không bền vững mà còn không hiệu quả, nên nhu cầu tăng trưởng xanh phổ quát trở nên cần thiết và khẩn cấp nhằm giảm lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Thách thức đối với tăng trưởng xanh phổ quát là năng lực quản lý kém của các chính phủ, thái độ bảo thủ và các hạn chế tài chính.
Hai là nguồn vốn tự nhiên. Rio+20 là cơ hội để các nước tăng cường cam kết hòa nhập nguồn vốn tự nhiên vào sự thịnh vượng và tiến bộ của mỗi nước. Chỉ dựa vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) để đánh giá hoạt động kinh tế sẽ là sai lầm, vì muốn tăng trưởng các nước sẽ đưa ra các quyết định có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng dài hạn do thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn thông qua khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Ba là các đại dương. Các đại dương cung cấp tới 15% tổng lượng protein toàn cầu, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ bờ biển và an ninh kinh tế cho nhiều tỷ người trên thế giới nhưng do quản lý kém, phát triển và ô nhiễm, 85% nguồn hải sản bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, 20% rặng san hô đã bị phá hủy.
Hội nghị Rio+20 cần sự cam kết của các nước cải thiện quản lý các đại dương để tăng cường an ninh lương thực, giảm ô nhiễm và tăng diện tích các khu vực được bảo vệ trên các đại dương.
Bốn là cảnh quan. Đáp ứng các mục tiêu quốc tế về an ninh lương thực và tăng trưởng xanh cần quản lý tốt hơn các nguồn cảnh quan như đất đai, rừng, nguồn nước… nhằm tăng năng suất, cải thiện cuộc sống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, khôi phục các bộ phận cảnh quan bị suy thoái.
Các nước tại Rio+20 cần chia sẻ các thực tế tốt nhất và WB sẽ khuyến khích các giải pháp hiệu quả.
Năm là phát triển đô thị. Do các đô thị của thế giới hiện đóng góp 75% sản lượng kinh tế toàn cầu nên đô thị hoá có thể góp phần tăng trưởng kinh tế, đổi mới và giảm đói nghèo. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng góp phần làm tăng các thách thức kinh tế xã hội và môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, tăng các khu ổ chuột gắn với các vấn đề nan giải về y tế và an ninh.
Hội nghị Rio+20 là cơ hội lịch sử để các nước cam kết và hỗ trợ các thành phố bền vững và có sức chống đỡ cao trước các thách thức tự nhiên trong bối cảnh tăng trưởng xanh phổ quát.
Sáu là năng lượng bền vững. Đây là vấn đề sống còn của phát triển bền vững. Các nước đến Rio+20 cần cam kết nghiêm túc về đường lối tăng trưởng xanh phổ quát tiến tới phát triển bền vững. Đường lối tăng trưởng này có thể khác nhau theo từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là tăng trưởng và phát triển bền vững phải vì con người, hành tinh và tiến bộ kinh tế xã hội./.
(TTXVN)