Sáng 12/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư(khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị cho biết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đạt nhiều thành tích to lớn, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phong trào đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn ma túy; phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã gắn kết, cùng phát triển với các phong trào cách mạng khác, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Qua phong trào, quần chúng đã cung cấp hàng chục triệu nguồn tin có liên quan đến công tác an ninh trật tự, trong đó có 60-70% số tin có giá trị giúp cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ phạm tội, đặc biệt là các vụ án tham nhũng, tội phạm có tổ chức, tội phạm lợi dụng công nghệ cao... Cả nước hiện có trên 700 loại mô hình, tổ chức quần chúng hoạt động phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào ở một số địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số địa phương chưa được lồng ghép với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Hơn nữa, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đồng đều, nhiều nơi chưa thực sự trở thành phong trào tự giác của nhân dân, chưa kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng công an...
Tại hội nghị, ông Trần Đại Quang giới thiệu những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
Ông Trần Đại Quang nhấn mạnh mục tiêu của Chỉ thị là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, nhằm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chỉ thị yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm huy động tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, công tác vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện pháp cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa chiến lược, lâu dài.
Ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh để thực hiện tốt Chỉ thị, các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở cần nghiêm túc quán triệt và nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là cơ sở để xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Việc duy trì và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện pháp nghiệp vụ cơ bản mang tính chủ động phòng ngừa và tích cực tấn công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị về "Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới" và “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới."
Ông Lê Hồng Anh chỉ rõ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần tiến hành theo hướng xã hội hóa ngày càng cao; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
Các cấp, các ngành, các địa phương thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm mô hình hoạt động hiệu quả; triển khai mô hình "Xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự"; xây dựng "Hương ước, quy ước làng, xóm về trật tự, an ninh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu."
Ông Lê Hồng Anh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lực lượng nòng cốt cho phong trào, phát huy vai trò bí thư chi bộ đảng, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, bản cơ sở; quan tâm bồi dưỡng, khơi dậy lòng nhiệt tình, trách nhiệm của những người có uy tín, các vị chức sắc trong các dân tộc, tôn giáo làm hạt nhân, làm chỗ dựa của quần chúng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải thường xuyên được đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, đảm bảo thiết thực, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực. Công tác tuyên truyền cần được coi trọng để nhân dân được thông tin kịp thời, thường xuyên về tình hình an ninh, trật tự để tự mình nâng cao cảnh giác và vận động mọi người cùng phòng ngừa cảnh giác với tội phạm.
Các hoạt động của phong trào được lồng ghép với việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, gắn với cuộc vận động, các phong trào và chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở từng đơn vị, địa phương, trong đó chú trọng "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; phong trào "Xóa đói, giảm nghèo," "Đền ơn, đáp nghĩa"...
Công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần được tăng cường. Lực lượng Công an nhân dân tăng cường quan hệ phối hợp với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Cấp ủy đảng, chính quyền cần chăm lo xây dựng, tạo điều kiện để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó quan tâm xây dựng đội ngũ công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp.
Ông Lê Hồng Anh đề nghị sau hội nghị này, các cấp ủy đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân căn cứ tình hình cụ thể, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng, bổ sung chương trình hành động tổ chức triển khai thực hiện cho phù hợp. Các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm hay trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc./.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị cho biết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đạt nhiều thành tích to lớn, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phong trào đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn ma túy; phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã gắn kết, cùng phát triển với các phong trào cách mạng khác, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Qua phong trào, quần chúng đã cung cấp hàng chục triệu nguồn tin có liên quan đến công tác an ninh trật tự, trong đó có 60-70% số tin có giá trị giúp cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ phạm tội, đặc biệt là các vụ án tham nhũng, tội phạm có tổ chức, tội phạm lợi dụng công nghệ cao... Cả nước hiện có trên 700 loại mô hình, tổ chức quần chúng hoạt động phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào ở một số địa phương đạt hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số địa phương chưa được lồng ghép với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Hơn nữa, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đồng đều, nhiều nơi chưa thực sự trở thành phong trào tự giác của nhân dân, chưa kết hợp chặt chẽ phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng công an...
Tại hội nghị, ông Trần Đại Quang giới thiệu những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
Ông Trần Đại Quang nhấn mạnh mục tiêu của Chỉ thị là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, nhằm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chỉ thị yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm huy động tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy dân chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, công tác vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện pháp cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa chiến lược, lâu dài.
Ông Lê Hồng Anh nhấn mạnh để thực hiện tốt Chỉ thị, các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở cần nghiêm túc quán triệt và nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là cơ sở để xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Việc duy trì và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là biện pháp nghiệp vụ cơ bản mang tính chủ động phòng ngừa và tích cực tấn công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị về "Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới" và “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới."
Ông Lê Hồng Anh chỉ rõ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần tiến hành theo hướng xã hội hóa ngày càng cao; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ gia đình đến cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học.
Các cấp, các ngành, các địa phương thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm mô hình hoạt động hiệu quả; triển khai mô hình "Xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh, trật tự"; xây dựng "Hương ước, quy ước làng, xóm về trật tự, an ninh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và hủ tục lạc hậu."
Ông Lê Hồng Anh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lực lượng nòng cốt cho phong trào, phát huy vai trò bí thư chi bộ đảng, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, bản cơ sở; quan tâm bồi dưỡng, khơi dậy lòng nhiệt tình, trách nhiệm của những người có uy tín, các vị chức sắc trong các dân tộc, tôn giáo làm hạt nhân, làm chỗ dựa của quần chúng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải thường xuyên được đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, đảm bảo thiết thực, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực. Công tác tuyên truyền cần được coi trọng để nhân dân được thông tin kịp thời, thường xuyên về tình hình an ninh, trật tự để tự mình nâng cao cảnh giác và vận động mọi người cùng phòng ngừa cảnh giác với tội phạm.
Các hoạt động của phong trào được lồng ghép với việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, gắn với cuộc vận động, các phong trào và chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở từng đơn vị, địa phương, trong đó chú trọng "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; phong trào "Xóa đói, giảm nghèo," "Đền ơn, đáp nghĩa"...
Công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần được tăng cường. Lực lượng Công an nhân dân tăng cường quan hệ phối hợp với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Cấp ủy đảng, chính quyền cần chăm lo xây dựng, tạo điều kiện để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó quan tâm xây dựng đội ngũ công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp.
Ông Lê Hồng Anh đề nghị sau hội nghị này, các cấp ủy đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân căn cứ tình hình cụ thể, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng, bổ sung chương trình hành động tổ chức triển khai thực hiện cho phù hợp. Các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, những kinh nghiệm hay trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc./.
Hương Thủy (TTXVN)