Mặc dù gần đây, Nam Phi đã triển khai nhiều biện pháp kiên quyết và xử lý nghiêm các đối tượng săn bắt bất hợp pháp động vật hoang dã.
Quốc gia châu Phi này cũng vừa ban hành Luật bảo vệ động vật hoang dã, trong đó nâng mức án cao nhất cho hành vi phạm pháp này từ 10 năm tù giam cho đến tù chung thân, đặc biệt cho phép lực lượng chức năng tiêu diệt các đối tượng săn bắn động vật hoang dã có hành vi chống người thi hành công vụ hoặc bỏ trốn.
Ngoài ra, Nam Phi đã cung cấp nhiều trang thiết bị hiện đại như máy bay lên thẳng, định vị vệ tinh, thiết bị hồng ngoại... cho lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng và động vật hoang dã, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng của một số nước có liên quan để tăng cường hợp tác ngăn chặn, hạn chế tối đa nạn săn bắn trộm và buôn bán động vật hoang dã, nhất là loài tê giác quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tuy nhiên, tình trạng sẵn bắn trái phép tê giác và các động vật hoang dã vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo cơ quan quản lý các rừng quốc gia Nam Phi (SANP), chỉ từ đầu năm đến nay, 71 con tê giác và hàng trăm động vật hoang dã tại các rừng quốc gia Nam Phi đã bị chết do nạn săn bắn bất hợp pháp.
Người đứng đầu SANP, ông Davis Mabunda ngày 15/3 cho biết, trong số 71 con tê giác bị giết, có 46 con tê giác bị bắn tại khu vực rừng quốc gia nổi tiếng Kruger của Nam Phi.
Hai tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 64 đối tượng tình nghi săn bắn trộm động vật hoang dã, trong đó chín đối tượng đã bị tiêu diệt do chạy trốn và chống lại lực lượng thi hành công vụ./.
Quốc gia châu Phi này cũng vừa ban hành Luật bảo vệ động vật hoang dã, trong đó nâng mức án cao nhất cho hành vi phạm pháp này từ 10 năm tù giam cho đến tù chung thân, đặc biệt cho phép lực lượng chức năng tiêu diệt các đối tượng săn bắn động vật hoang dã có hành vi chống người thi hành công vụ hoặc bỏ trốn.
Ngoài ra, Nam Phi đã cung cấp nhiều trang thiết bị hiện đại như máy bay lên thẳng, định vị vệ tinh, thiết bị hồng ngoại... cho lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng và động vật hoang dã, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng của một số nước có liên quan để tăng cường hợp tác ngăn chặn, hạn chế tối đa nạn săn bắn trộm và buôn bán động vật hoang dã, nhất là loài tê giác quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tuy nhiên, tình trạng sẵn bắn trái phép tê giác và các động vật hoang dã vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo cơ quan quản lý các rừng quốc gia Nam Phi (SANP), chỉ từ đầu năm đến nay, 71 con tê giác và hàng trăm động vật hoang dã tại các rừng quốc gia Nam Phi đã bị chết do nạn săn bắn bất hợp pháp.
Người đứng đầu SANP, ông Davis Mabunda ngày 15/3 cho biết, trong số 71 con tê giác bị giết, có 46 con tê giác bị bắn tại khu vực rừng quốc gia nổi tiếng Kruger của Nam Phi.
Hai tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 64 đối tượng tình nghi săn bắn trộm động vật hoang dã, trong đó chín đối tượng đã bị tiêu diệt do chạy trốn và chống lại lực lượng thi hành công vụ./.
(TTXVN/Vietnam+)