Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, sáng 5/8, đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu đã đến thăm làm việc với Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) và trao tặng Hội 750 triệu đồng để làm 50 căn nhà đại đoàn kết cho cán bộ nghèo là nạn nhân da cam.
Theo báo cáo của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA, cả nước hiện có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân da cam do cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ đã thực hiện ở Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1967.
Những năm qua, mặc dù kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách; Mặt trận Tổ quốc, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tích cực nhiều hoạt động xã hội; nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cùng chung tay nên đã giải quyết được một phần quan trọng thảm họa da cam.
Tuy nhiên, đến nay mới có gần 200.000 người trên khoảng 3 triệu nạn nhân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước. Một lượng lớn hồ sơ nạn nhân da cam còn tồn đọng do thủ tục rườm rà, gây bức xúc cho nhiều địa phương. Đời sống của các gia đình nạn nhân da cam thuộc diện đối tượng nghèo khó nhất (chiếm 60% hộ nghèo) trong xã hội.
Chủ tịch VAVA nhấn mạnh các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần dành sự quan tâm hơn nữa, thiết thực hơn nữa với nạn nhân da cam.
Chủ tịch Huỳnh Đản đánh giá cao những hoạt động và việc làm tích cực đầy tính nhân văn và tình đồng chí, đồng đội của VAVA ở Trung ương, cũng như tại 58 tỉnh, thành, 432 huyện, quận và 3.820 xã, phường trong cả nước thời gian qua.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ cùng VAVA và một số bộ, ngành, cơ quan hữu quan tiếp tục bàn bạc giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc hành chính để những nạn nhân da cam sớm nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tiếp tục ủng hộ VAVA thực hiện mục tiêu vận động được 250 tỷ đồng để xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng bán trú, nhà tình nghĩa, cấp học bổng, trợ giúp tìm việc làm cho nạn nhân da cam... tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam”./.
Theo báo cáo của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA, cả nước hiện có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân da cam do cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ đã thực hiện ở Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1967.
Những năm qua, mặc dù kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách; Mặt trận Tổ quốc, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tích cực nhiều hoạt động xã hội; nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cùng chung tay nên đã giải quyết được một phần quan trọng thảm họa da cam.
Tuy nhiên, đến nay mới có gần 200.000 người trên khoảng 3 triệu nạn nhân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước. Một lượng lớn hồ sơ nạn nhân da cam còn tồn đọng do thủ tục rườm rà, gây bức xúc cho nhiều địa phương. Đời sống của các gia đình nạn nhân da cam thuộc diện đối tượng nghèo khó nhất (chiếm 60% hộ nghèo) trong xã hội.
Chủ tịch VAVA nhấn mạnh các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần dành sự quan tâm hơn nữa, thiết thực hơn nữa với nạn nhân da cam.
Chủ tịch Huỳnh Đản đánh giá cao những hoạt động và việc làm tích cực đầy tính nhân văn và tình đồng chí, đồng đội của VAVA ở Trung ương, cũng như tại 58 tỉnh, thành, 432 huyện, quận và 3.820 xã, phường trong cả nước thời gian qua.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ cùng VAVA và một số bộ, ngành, cơ quan hữu quan tiếp tục bàn bạc giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc hành chính để những nạn nhân da cam sớm nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tiếp tục ủng hộ VAVA thực hiện mục tiêu vận động được 250 tỷ đồng để xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng bán trú, nhà tình nghĩa, cấp học bổng, trợ giúp tìm việc làm cho nạn nhân da cam... tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam”./.
Công Hải (TTXVN/Vietnam+)