Truyền thông Brazil ngày 23/9 công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Liên bang Pernambuco (Brazil) cho hay trong vòng 50 năm tới 80% rạn san hô kéo dài khoảng 3.000km dọc bờ biển Đông Bắc của nước này có nguy cơ sẽ biến mất.
Cổng thông tin G1 của nước này cho biết hiện hệ sinh thái san hô của Brazil gồm có 18 chủng loại san hô, tảo và ít nhất ba loại cá, nằm không xa bờ biển và gần các thành phố lớn của Brazil như Fortaleza, Recife và Natal đang bị đe dọa nghiêm trọng và có dấu hiệu thu hẹp dần diện tích.
Nhà khoa học Beatrice Padovani dẫn đầu nghiên cứu trên cho biết sự biến mất của các rạn san hô tại đây là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm các chất thải từ ngành nông-công nghiệp, cũng như sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Rác thải nhiều thúc đẩy quá trình tích lũy cặn độc hại lắng xuống đáy biển là nhân tố chính hủy diệt các rạn san hô.
Trước đó, Viện Tài nguyên Thế giới cũng đưa ra dự đoán đến năm 2050 hầu như tất cả rạn san hô trên thế giới sẽ lâm nguy.
Theo các nhà bảo tồn biển, rạn san hô có giá trị đặc biệt đối với hệ sinh thái biển bởi chúng đóng vai trò như một vườn nuôi lý tưởng cho cá mới sinh, cung cấp thực phẩm và bảo vệ chúng khỏi kẻ thù cho tới khi chúng phát triển đủ lớn.
Các rạn san hô rực rõ cũng tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch và giải trí của mỗi đất nước./.
Cổng thông tin G1 của nước này cho biết hiện hệ sinh thái san hô của Brazil gồm có 18 chủng loại san hô, tảo và ít nhất ba loại cá, nằm không xa bờ biển và gần các thành phố lớn của Brazil như Fortaleza, Recife và Natal đang bị đe dọa nghiêm trọng và có dấu hiệu thu hẹp dần diện tích.
Nhà khoa học Beatrice Padovani dẫn đầu nghiên cứu trên cho biết sự biến mất của các rạn san hô tại đây là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm các chất thải từ ngành nông-công nghiệp, cũng như sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Rác thải nhiều thúc đẩy quá trình tích lũy cặn độc hại lắng xuống đáy biển là nhân tố chính hủy diệt các rạn san hô.
Trước đó, Viện Tài nguyên Thế giới cũng đưa ra dự đoán đến năm 2050 hầu như tất cả rạn san hô trên thế giới sẽ lâm nguy.
Theo các nhà bảo tồn biển, rạn san hô có giá trị đặc biệt đối với hệ sinh thái biển bởi chúng đóng vai trò như một vườn nuôi lý tưởng cho cá mới sinh, cung cấp thực phẩm và bảo vệ chúng khỏi kẻ thù cho tới khi chúng phát triển đủ lớn.
Các rạn san hô rực rõ cũng tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch và giải trí của mỗi đất nước./.
Thạch Thảo (Vietnam+)