Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, các doanh nghiệp báo cáo trung bình phát triển 10 triệu thuê bao mỗi năm, song chỉ có 1-2 triệu thuê bao là thực, số còn lại là sim rác, thuê bao ảo.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phổ biến văn bản quản lý pháp luật lĩnh vực viễn thông, Internet khu vực miền Bắc (6/6).
Đây cũng là một thực tế dễ nhận thấy trong vài năm gần đây. Khi thị trường viễn thông đã bước vào giai đoạn bão hòa, nhà mạng tung nhiều chiêu khuyến mãi, tặng tiền “khủng” để thu hút thuê bao mới trả trước. Do đó, người dùng thường mua SIM rác, sử dụng hết số tiền trong tài khoản rồi ném bỏ, mua SIM mới một cách thoải mái.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay, với thực tế như vậy, tưởng rằng người sử dụng xã hội sẽ được lợi, nhưng thực tế thì chính việc phát triển không hiệu quả sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp đội lên, giá thành từ đó cũng cao hơn và người tiêu dùng chính là người gánh chịu. Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thấp hơn và công tác quản lý cũng khó khăn hơn.
Cũng theo ông Thắng, khâu yếu nhất trong đăng ký và quản lý thuê bao chính là khâu đăng ký thuê bao ở các điểm đại lý ủy quyền của doanh nghiệp.
Thông thường, doanh nghiệp viễn thông chi “hoa hồng” cho bán mỗi thẻ nạp tiền từ 5-6%, nhưng để phát triển một thuê bao thì mức chiết khấu từ 26-29%. Đó cũng chính là lý do mà các đại lý vừa kết hợp bán SIM vừa làm đăng ký thuê bao bằng mọi giá. Và, nếu tiếp tục “quản” thị trường di động như trong thời gian qua thì người dùng sẽ tiếp tục mua SIM thay thẻ, vấn nạn SIM rác, thuê bao ảo sẽ tiếp tục tồn tại.
Trong việc ban hành văn bản vừa qua và sau này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lấy quan điểm chất lượng làm chính để cuối cùng người dùng, doanh nghiệp và xã hội được lợi. Đó cũng chính là lý do Thông tư 04 nhằm siết chặt thuê bao ảo ra đời và có hiệu lực từ 1/6 [Thông tư này có một nôi dung rất quan trọng là cấm bán SIM đã kích hoạt sẵn-pv].
Tuy nhiên, Thông tư này mới chỉ là biện pháp hành chính. Để quản lý được việc phát triển thuê bao ảo cần nhiều giải pháp như về kỹ thuật, kinh tế…
“Nếu chỉ áp dụng biện pháp hành chính thì sẽ không toàn diện và không mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp tiếp tục khuyến mại, giảm giá cước để phát triển thuê bao bằng mọi giá thì việc quản lý thuê bao trả trước như Thông tư 04 sẽ rất khó khăn,” ông Thắng nhận định./.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phổ biến văn bản quản lý pháp luật lĩnh vực viễn thông, Internet khu vực miền Bắc (6/6).
Đây cũng là một thực tế dễ nhận thấy trong vài năm gần đây. Khi thị trường viễn thông đã bước vào giai đoạn bão hòa, nhà mạng tung nhiều chiêu khuyến mãi, tặng tiền “khủng” để thu hút thuê bao mới trả trước. Do đó, người dùng thường mua SIM rác, sử dụng hết số tiền trong tài khoản rồi ném bỏ, mua SIM mới một cách thoải mái.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay, với thực tế như vậy, tưởng rằng người sử dụng xã hội sẽ được lợi, nhưng thực tế thì chính việc phát triển không hiệu quả sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp đội lên, giá thành từ đó cũng cao hơn và người tiêu dùng chính là người gánh chịu. Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thấp hơn và công tác quản lý cũng khó khăn hơn.
Cũng theo ông Thắng, khâu yếu nhất trong đăng ký và quản lý thuê bao chính là khâu đăng ký thuê bao ở các điểm đại lý ủy quyền của doanh nghiệp.
Thông thường, doanh nghiệp viễn thông chi “hoa hồng” cho bán mỗi thẻ nạp tiền từ 5-6%, nhưng để phát triển một thuê bao thì mức chiết khấu từ 26-29%. Đó cũng chính là lý do mà các đại lý vừa kết hợp bán SIM vừa làm đăng ký thuê bao bằng mọi giá. Và, nếu tiếp tục “quản” thị trường di động như trong thời gian qua thì người dùng sẽ tiếp tục mua SIM thay thẻ, vấn nạn SIM rác, thuê bao ảo sẽ tiếp tục tồn tại.
Trong việc ban hành văn bản vừa qua và sau này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lấy quan điểm chất lượng làm chính để cuối cùng người dùng, doanh nghiệp và xã hội được lợi. Đó cũng chính là lý do Thông tư 04 nhằm siết chặt thuê bao ảo ra đời và có hiệu lực từ 1/6 [Thông tư này có một nôi dung rất quan trọng là cấm bán SIM đã kích hoạt sẵn-pv].
Tuy nhiên, Thông tư này mới chỉ là biện pháp hành chính. Để quản lý được việc phát triển thuê bao ảo cần nhiều giải pháp như về kỹ thuật, kinh tế…
“Nếu chỉ áp dụng biện pháp hành chính thì sẽ không toàn diện và không mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp tiếp tục khuyến mại, giảm giá cước để phát triển thuê bao bằng mọi giá thì việc quản lý thuê bao trả trước như Thông tư 04 sẽ rất khó khăn,” ông Thắng nhận định./.
Trung Hiền (Vietnam+)