Theo công bố của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 9 tháng năm 2012, Hà Nội đã thu hút 231 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 919 triệu USD.
Nếu tính theo khoản mục đầu tư thì số dự án FDI cấp mới là 190 dự án với tổng vốn 493,5 triệu USD; số dự án tăng vốn là 49 dự án với tổng vốn 506,1 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan này, kết quả thu hút FDI 9 tháng của Hà Nội còn nhiều hạn chế, nhiều dự án cấp mới của năm 2012 chủ yếu là các lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD).
Ngoài ra, diện tích đất tại các khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư mới chỉ còn rất ít, các khu công nghiệp mới gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, vì vậy chưa có mặt bằng “sạch” để thu hút các nhà đầu tư. Do đó, vốn đầu tư đăng ký mới từ đầu năm đến nay chỉ tập trung vào một số dự án tăng vốn (cải tiến máy móc thiết bị), số dự án đăng ký mới tập trung tập trung trong lĩnh vực sản xuất, có sử dụng đất rất hạn chế.
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng thời gian này đạt gần 146.081 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt trên 42.470 tỷ đồng, tăng 11,5%.
Chia theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; còn lại là vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động; vốn đầu tư khác./.
Nếu tính theo khoản mục đầu tư thì số dự án FDI cấp mới là 190 dự án với tổng vốn 493,5 triệu USD; số dự án tăng vốn là 49 dự án với tổng vốn 506,1 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan này, kết quả thu hút FDI 9 tháng của Hà Nội còn nhiều hạn chế, nhiều dự án cấp mới của năm 2012 chủ yếu là các lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD).
Ngoài ra, diện tích đất tại các khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư mới chỉ còn rất ít, các khu công nghiệp mới gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, vì vậy chưa có mặt bằng “sạch” để thu hút các nhà đầu tư. Do đó, vốn đầu tư đăng ký mới từ đầu năm đến nay chỉ tập trung vào một số dự án tăng vốn (cải tiến máy móc thiết bị), số dự án đăng ký mới tập trung tập trung trong lĩnh vực sản xuất, có sử dụng đất rất hạn chế.
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng thời gian này đạt gần 146.081 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt trên 42.470 tỷ đồng, tăng 11,5%.
Chia theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; còn lại là vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động; vốn đầu tư khác./.
Anh Tùng (TTXVN)