Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã có bài viết đánh giá về những kết quả đạt được trong trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2010 và đóng góp của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Năm 2010, ASEAN đã hoạt động rất thành công trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, các mục tiêu hợp tác nội và ngoại khối nhằm hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đều được thúc đẩy thực hiện; thế và lực của ASEAN với vai trò là động lực và là trung tâm trong kết cấu hợp tác khu vực ngày càng được khẳng định và củng cố.
Có thể nói Việt Nam đã thành công xuất sắc trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN đã góp phần quan trọng vào thành công chung đó. Những thành tựu chính đã thu được trong năm 2010 của Trụ cột Kinh tế có thể được đánh giá trên phương diện khu vực và quốc gia.
Những kết quả chính đạt được trên phương diện khu vực bao gồm: (i) Đưa Hội đồng Cộng đồng ASEAN vào hoạt động ổn định và hiệu quả; (ii) Xác định đúng trọng tâm hợp tác năm 2010 và có nhiều sáng kiến thúc đẩy thực hiện các chương trình hợp tác khu vực; (iii) Đạt được những kết quả cụ thể về thực hiện các mục tiêu xây dựng AEC; (iv) Tăng cường và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế, mở ra một số kênh hợp tác kinh tế mới.
Những kết quả chính đạt được trên phương diện quốc gia gồm: (i) Hoàn thành trách nhiệm của nước chủ nhà, khẳng định vị thế quan của Việt Nam trong hợp tác khu vực; (ii) Củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng, hài hòa lợi ích khu vực với lợi ích của quốc gia; (iii) thúc đẩy công tác thông tin tuyên truyền về Hội đồng AEC và công tác phối hợp bộ, ngành.
I. Thành tựu đạt được trên phương diện khu vực
1. Đưa Hội đồng AEC vào hoạt động ổn định và hiệu quả: Việt Nam đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN ngay sau khi Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vừa có hiệu lực. Năm 2010 cũng là lúc nền kinh tế khu vực và thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù nhận nhiệm vụ mới mẻ trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, song trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã đưa Hội đồng AEC vào làm việc một cách thường xuyên, hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ giám sát, đôn đốc thực hiện các mục tiêu AEC. Ngoài việc tổ chức thành công các cuộc họp của Hội đồng với chương trình nghị sự ngày càng phong phú và theo sát diễn biến thực hiện AEC, trong thời gian giữa các cuộc họp, các thành viên của Hội đồng vẫn duy trì liên lạc để phối hợp quan điểm, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện Lộ trình xây dựng AEC.
2. Xác định đúng trọng tâm và ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2010 của Trụ cột Kinh tế gồm: đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN; duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong kết cấu hợp tác khu vực, thúc đẩy tiến trình kết nối ASEAN và tăng cường vai trò và sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào việc thực hiện và giám sát các chương trình hội nhập kinh tế. Các nội dung của Việt Nam đưa ra đều được ASEAN đánh giá cao và tích cực tham gia.
Thực hiện chủ đề của Năm ASEAN 2010: biến tầm nhìn thành hành động, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy việc thực hiện AEC và tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế như:
- Thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các cam kết xây dựng AEC (Việt Nam là 1 trong 2 nước có kết quả thực hiện AEC cao nhất trong ASEAN). Bên cạnh đó, trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã phát huy hiệu quả vai trò điều phối của Hội đồng AEC thông qua việc yêu cầu Hội đồng xác định rõ những lĩnh vực có vướng mắc; mời Chủ tịch các cơ quan hợp tác chuyên ngành liên quan cùng thảo luận, tìm cách giải quyết tồn tại và thúc đẩy việc thực hiện cam kết trong lĩnh vực cụ thể đó. Các nội dung hợp tác trọng tâm đã được lựa chọn trong năm 2010 là giao thông vận tải, dịch vụ và hải quan.
- Tăng cường và từng bước thể chế hóa các hoạt động đối thoại giữa doanh nghiệp với nhà nước nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định và xây dựng chính sách thông qua nhiều hình thức và diễn đàn khác nhau như: tổ chức các cuộc đối thoại giữa các Bộ trưởng Kinh tế với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, tổ chức các hội thảo chuyên đề với các ngành (logistics, điện...); chính thức đưa việc trả lời ý kiến phản hồi của doanh nghiệp vào chương trình nghị sự thường xuyên của Hội đồng.
- Quyết định tăng cường năng lực điều phối và giám sát quá trình thực hiện AEC cho các đơn vị đầu mối AEC quốc gia tại các nước thành viên và tại Ban Thư ký ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cam kết.
- Đề xuất để Lãnh đạo ASEAN thông qua Tuyên bố Cấp cao ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.
- Trong quá trình thực hiện các cam kết về xây dựng AEC, Hội đồng AEC đã kịp thời xác định và báo cáo lên Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về những thành tựu và thách thức trong tiến trình thực hiện AEC; đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục để xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN.
3. Đạt được những kết quả cụ thể trong việc thực hiện AEC:
Nhiều thành tựu quan trọng được ghi nhận trong tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành thuộc Trụ cột Cộng đồng Kinh tế như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, an ninh lương thực, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, năng lượng, giao thông vận tải, tạo thuận lợi cho thương mại, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những thành tựu có tầm quan trọng chiến lược đối với việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, nhóm theo 4 trụ cột chính, có thể kể đến như sau:
Về thuế quan: hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 6; cắt giảm thuế quan xuống mức 0-5% đối với 98,86% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 4. Đưa Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào thực hiện từ ngày 17/5/2010. Đây là những thành tích quan trọng bậc nhất để thực hiện mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa.
Trong lĩnh vực tạo thuận lợi cho thương mại, các tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã kết thúc đàm phán Nghị định thư số 7 thuộc Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng quá cảnh để ký kết vào năm 2011, góp phần xác định các tuyến đường quá cảnh trong ASEAN; tiến tới kết thúc đàm phán Nghị định thư số 2 về xác định các điểm quá cảnh tại biên giới. Đàm phán Biên bản ghi nhớ về thực hiện dự án thử nghiệm xây dựng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia làm tiền đề để xây dựng Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cũng đã kết thúc.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, ngoài việc hoàn thành gói cam kết thứ 7, ngày 28/10, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 8 thuộc hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS). Việc thực hiện Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hiện thực hóa mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của dịch vụ và đầu tư trong thương mại nội khối.
Về chính sách cạnh tranh: Để thực hiện mục tiêu thiết lập một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, ngày 24 tháng 8 năm 2010, ASEAN đã cho ra mắt 2 cuốn sách quan trọng là:
“Hướng dẫn về chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN” và “Sổ tay về chính sách và luật cạnh tranh ASEAN cho doanh nghiệp.”
Về thiết lập một nền kinh tế phát triển đồng đều: Kế hoạch hành động chiến lược doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN giai đoạn 2010-2015 đã được xây dựng thay thế cho Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN giai đoạn 2004-2014. Ban tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN, bao gồm lãnh đạo các cơ quan phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ và đại diện của các doanh nghiệp đã được thành lập để trao đổi thông tin và phối hợp đưa ra các khuyến nghị về chính sách liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hoạt động đối thoại công tư được thúc đẩy mạnh mẽ trên tất cả các kênh.
Đối với mục tiêu đưa ASEAN hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, năm 2010 cũng đạt được những thành tựu nổi bật vì việc thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc đã hoàn thành và các Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực.
4. Tăng cường và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN:
- Xử lý khéo léo mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước tham gia khung khổ hợp tác Đông Á, làm ấm lại quan hệ ASEAN-EU.
- Tham gia có hiệu quả vào các diễn đàn và tổ chức hợp tác như APEC và G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN.
- Mở thêm kênh đối thoại cấp Bộ trưởng kinh tế lần đầu tiên với Cộng hòa Liên bang Nga và đề xuất sáng kiến tổ chức Hội nghị thường niên Bộ trưởng Kinh tế CLMV.
II. Thành tựu đạt được trên phương diện quốc gia
1. Hoàn thành trách nhiệm của nước chủ nhà: Thành tựu đầu tiên là các Hội nghị thuộc Trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công cả về mặt nội dung và hậu cần theo nguyên tắc chu đáo, trọng thị và tiết kiệm, được các bên tham gia đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng trên diễn đàn hợp tác khu vực; để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về đất nước và con người Việt Nam.
2. Củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng: Thông qua nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, các quyền lợi quốc gia của Việt Nam đã được kết hợp hài hòa với lợi ích của khu vực. Quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác quan trọng như: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, EU… đã được củng cố, tăng cường và đạt được những thành tựu thiết thực. Tiêu biểu là Việt Nam đã ký kết 2 thỏa thuận tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia và 3 Hiệp định hợp tác về năng lượng với Liên bang Nga trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 tổ chức vào tháng 10 năm 2010 vừa qua.
3. Thúc đẩy thông tin tuyên truyền về Hội đồng AEC và công tác phối hợp Bộ, ngành trong nước: Công tác thông tin tuyên truyền về năm ASEAN 2010 nói chung và về Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng đã góp phần nâng cao nhận thức, sự tham gia và ủng hộ của đông đảo công chúng về tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN. Công tác phối hợp với các Tiểu ban thuộc UBQG về ASEAN 2010 và các Bộ ngành liên quan đã góp phần củng cố và tăng cường quan hệ điều phối liên bộ, ngành, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2010 cũng như hiệu quả thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng AEC nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung.
Đánh giá về năm 2010, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên đều có chung ý kiến là Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã có một năm hoạt động rất thành công; Việt Nam, trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng AEC đã làm việc rất hiệu quả, tích cực và chuyên nghiệp, đã có nhiều sáng kiến thiết thực, góp phần quan trọng vào thành công chung của Hội đồng và của năm ASEAN 2010.
Có được thành công như vậy, ngoài những nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công chức Bộ Công Thương còn nhờ có sự quan tâm sâu sát và sự chỉ đạo nhất quán của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010; nhờ có quá trình chuẩn bị công phu và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Tiểu ban thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2010, giữa các bộ, ngành thành viên Hội đồng AEC Việt Nam./.
Năm 2010, ASEAN đã hoạt động rất thành công trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, các mục tiêu hợp tác nội và ngoại khối nhằm hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đều được thúc đẩy thực hiện; thế và lực của ASEAN với vai trò là động lực và là trung tâm trong kết cấu hợp tác khu vực ngày càng được khẳng định và củng cố.
Có thể nói Việt Nam đã thành công xuất sắc trong việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN đã góp phần quan trọng vào thành công chung đó. Những thành tựu chính đã thu được trong năm 2010 của Trụ cột Kinh tế có thể được đánh giá trên phương diện khu vực và quốc gia.
Những kết quả chính đạt được trên phương diện khu vực bao gồm: (i) Đưa Hội đồng Cộng đồng ASEAN vào hoạt động ổn định và hiệu quả; (ii) Xác định đúng trọng tâm hợp tác năm 2010 và có nhiều sáng kiến thúc đẩy thực hiện các chương trình hợp tác khu vực; (iii) Đạt được những kết quả cụ thể về thực hiện các mục tiêu xây dựng AEC; (iv) Tăng cường và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế, mở ra một số kênh hợp tác kinh tế mới.
Những kết quả chính đạt được trên phương diện quốc gia gồm: (i) Hoàn thành trách nhiệm của nước chủ nhà, khẳng định vị thế quan của Việt Nam trong hợp tác khu vực; (ii) Củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng, hài hòa lợi ích khu vực với lợi ích của quốc gia; (iii) thúc đẩy công tác thông tin tuyên truyền về Hội đồng AEC và công tác phối hợp bộ, ngành.
I. Thành tựu đạt được trên phương diện khu vực
1. Đưa Hội đồng AEC vào hoạt động ổn định và hiệu quả: Việt Nam đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN ngay sau khi Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vừa có hiệu lực. Năm 2010 cũng là lúc nền kinh tế khu vực và thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù nhận nhiệm vụ mới mẻ trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, song trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã đưa Hội đồng AEC vào làm việc một cách thường xuyên, hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ giám sát, đôn đốc thực hiện các mục tiêu AEC. Ngoài việc tổ chức thành công các cuộc họp của Hội đồng với chương trình nghị sự ngày càng phong phú và theo sát diễn biến thực hiện AEC, trong thời gian giữa các cuộc họp, các thành viên của Hội đồng vẫn duy trì liên lạc để phối hợp quan điểm, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện Lộ trình xây dựng AEC.
2. Xác định đúng trọng tâm và ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2010 của Trụ cột Kinh tế gồm: đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN; duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong kết cấu hợp tác khu vực, thúc đẩy tiến trình kết nối ASEAN và tăng cường vai trò và sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào việc thực hiện và giám sát các chương trình hội nhập kinh tế. Các nội dung của Việt Nam đưa ra đều được ASEAN đánh giá cao và tích cực tham gia.
Thực hiện chủ đề của Năm ASEAN 2010: biến tầm nhìn thành hành động, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy việc thực hiện AEC và tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế như:
- Thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc các cam kết xây dựng AEC (Việt Nam là 1 trong 2 nước có kết quả thực hiện AEC cao nhất trong ASEAN). Bên cạnh đó, trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã phát huy hiệu quả vai trò điều phối của Hội đồng AEC thông qua việc yêu cầu Hội đồng xác định rõ những lĩnh vực có vướng mắc; mời Chủ tịch các cơ quan hợp tác chuyên ngành liên quan cùng thảo luận, tìm cách giải quyết tồn tại và thúc đẩy việc thực hiện cam kết trong lĩnh vực cụ thể đó. Các nội dung hợp tác trọng tâm đã được lựa chọn trong năm 2010 là giao thông vận tải, dịch vụ và hải quan.
- Tăng cường và từng bước thể chế hóa các hoạt động đối thoại giữa doanh nghiệp với nhà nước nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định và xây dựng chính sách thông qua nhiều hình thức và diễn đàn khác nhau như: tổ chức các cuộc đối thoại giữa các Bộ trưởng Kinh tế với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN, tổ chức các hội thảo chuyên đề với các ngành (logistics, điện...); chính thức đưa việc trả lời ý kiến phản hồi của doanh nghiệp vào chương trình nghị sự thường xuyên của Hội đồng.
- Quyết định tăng cường năng lực điều phối và giám sát quá trình thực hiện AEC cho các đơn vị đầu mối AEC quốc gia tại các nước thành viên và tại Ban Thư ký ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cam kết.
- Đề xuất để Lãnh đạo ASEAN thông qua Tuyên bố Cấp cao ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16.
- Trong quá trình thực hiện các cam kết về xây dựng AEC, Hội đồng AEC đã kịp thời xác định và báo cáo lên Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về những thành tựu và thách thức trong tiến trình thực hiện AEC; đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục để xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN.
3. Đạt được những kết quả cụ thể trong việc thực hiện AEC:
Nhiều thành tựu quan trọng được ghi nhận trong tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành thuộc Trụ cột Cộng đồng Kinh tế như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, an ninh lương thực, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, năng lượng, giao thông vận tải, tạo thuận lợi cho thương mại, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những thành tựu có tầm quan trọng chiến lược đối với việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, nhóm theo 4 trụ cột chính, có thể kể đến như sau:
Về thuế quan: hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 6; cắt giảm thuế quan xuống mức 0-5% đối với 98,86% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 4. Đưa Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào thực hiện từ ngày 17/5/2010. Đây là những thành tích quan trọng bậc nhất để thực hiện mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa.
Trong lĩnh vực tạo thuận lợi cho thương mại, các tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đã kết thúc đàm phán Nghị định thư số 7 thuộc Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng quá cảnh để ký kết vào năm 2011, góp phần xác định các tuyến đường quá cảnh trong ASEAN; tiến tới kết thúc đàm phán Nghị định thư số 2 về xác định các điểm quá cảnh tại biên giới. Đàm phán Biên bản ghi nhớ về thực hiện dự án thử nghiệm xây dựng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia làm tiền đề để xây dựng Cơ chế hải quan một cửa ASEAN cũng đã kết thúc.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, ngoài việc hoàn thành gói cam kết thứ 7, ngày 28/10, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 8 thuộc hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS). Việc thực hiện Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hiện thực hóa mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của dịch vụ và đầu tư trong thương mại nội khối.
Về chính sách cạnh tranh: Để thực hiện mục tiêu thiết lập một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, ngày 24 tháng 8 năm 2010, ASEAN đã cho ra mắt 2 cuốn sách quan trọng là:
“Hướng dẫn về chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN” và “Sổ tay về chính sách và luật cạnh tranh ASEAN cho doanh nghiệp.”
Về thiết lập một nền kinh tế phát triển đồng đều: Kế hoạch hành động chiến lược doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN giai đoạn 2010-2015 đã được xây dựng thay thế cho Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN giai đoạn 2004-2014. Ban tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN, bao gồm lãnh đạo các cơ quan phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ và đại diện của các doanh nghiệp đã được thành lập để trao đổi thông tin và phối hợp đưa ra các khuyến nghị về chính sách liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hoạt động đối thoại công tư được thúc đẩy mạnh mẽ trên tất cả các kênh.
Đối với mục tiêu đưa ASEAN hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, năm 2010 cũng đạt được những thành tựu nổi bật vì việc thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc đã hoàn thành và các Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực.
4. Tăng cường và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN:
- Xử lý khéo léo mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước tham gia khung khổ hợp tác Đông Á, làm ấm lại quan hệ ASEAN-EU.
- Tham gia có hiệu quả vào các diễn đàn và tổ chức hợp tác như APEC và G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN.
- Mở thêm kênh đối thoại cấp Bộ trưởng kinh tế lần đầu tiên với Cộng hòa Liên bang Nga và đề xuất sáng kiến tổ chức Hội nghị thường niên Bộ trưởng Kinh tế CLMV.
II. Thành tựu đạt được trên phương diện quốc gia
1. Hoàn thành trách nhiệm của nước chủ nhà: Thành tựu đầu tiên là các Hội nghị thuộc Trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã được chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công cả về mặt nội dung và hậu cần theo nguyên tắc chu đáo, trọng thị và tiết kiệm, được các bên tham gia đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng trên diễn đàn hợp tác khu vực; để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về đất nước và con người Việt Nam.
2. Củng cố và tăng cường hợp tác với các đối tác quan trọng: Thông qua nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, các quyền lợi quốc gia của Việt Nam đã được kết hợp hài hòa với lợi ích của khu vực. Quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác quan trọng như: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, EU… đã được củng cố, tăng cường và đạt được những thành tựu thiết thực. Tiêu biểu là Việt Nam đã ký kết 2 thỏa thuận tăng cường hợp tác với Lào, Campuchia và 3 Hiệp định hợp tác về năng lượng với Liên bang Nga trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 tổ chức vào tháng 10 năm 2010 vừa qua.
3. Thúc đẩy thông tin tuyên truyền về Hội đồng AEC và công tác phối hợp Bộ, ngành trong nước: Công tác thông tin tuyên truyền về năm ASEAN 2010 nói chung và về Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng đã góp phần nâng cao nhận thức, sự tham gia và ủng hộ của đông đảo công chúng về tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN. Công tác phối hợp với các Tiểu ban thuộc UBQG về ASEAN 2010 và các Bộ ngành liên quan đã góp phần củng cố và tăng cường quan hệ điều phối liên bộ, ngành, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2010 cũng như hiệu quả thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng AEC nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung.
Đánh giá về năm 2010, Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên đều có chung ý kiến là Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã có một năm hoạt động rất thành công; Việt Nam, trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng AEC đã làm việc rất hiệu quả, tích cực và chuyên nghiệp, đã có nhiều sáng kiến thiết thực, góp phần quan trọng vào thành công chung của Hội đồng và của năm ASEAN 2010.
Có được thành công như vậy, ngoài những nỗ lực vượt bậc của cán bộ, công chức Bộ Công Thương còn nhờ có sự quan tâm sâu sát và sự chỉ đạo nhất quán của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia về ASEAN 2010; nhờ có quá trình chuẩn bị công phu và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Tiểu ban thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2010, giữa các bộ, ngành thành viên Hội đồng AEC Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)