Tối 15/12, Liên đoàn Arập (AL) quyết định hoãn vô thời hạn cuộc họp ngoại trưởng bàn về tình hình Syria, trước đó được dự kiến diễn ra vào ngày 17/12.
Tuy nhiên, theo nhân vật số hai của AL, ông Ahmed Ben Helli, AL vẫn tiếp tục đàm phán với Damascus xung quanh đề xuất của tổ chức này hối thúc Syria chấp thuận để một phái đoàn đến giám sát tình hình.
Trước đó, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đã gửi thư tới AL nói rõ Syria sẽ chấp nhận các giám sát viên của AL với các điều kiện nhất định, trong đó bao gồm việc AL dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đang áp đặt với nước này.
Tháng trước, AL đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria và áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi chính phủ nước này không ký nghị định thư chấp thuận cho phái đoàn quan sát viên của AL đến Syria.
["Giải quyết khủng hoảng ở Syria thông qua chính trị"]
Theo các nguồn thạo tin, cuộc khủng hoảng tại Syria cũng là một chủ đề thảo luận trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panneta tại Ankara vào tối 16/12.
Cùng ngày, các nguồn tin cho biết biểu tình tiếp tục diễn ra tại Syria như thường lệ sau các buổi cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần. Hãng tin chính thức SANA của Syria đưa tin các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ đã diễn ra tại nhiều nơi. Trong khi đó, các nhà hoạt động đối lập cho biết biểu tình chống chính phủ quy mô lớn nổ ra tại nhiều thành phố như Damascus, Homs, Daraa.
Tại Homs, hơn 200.000 người đã đổ ra từ các thánh đường Hồi giáo nhằm tăng sức ép hối thúc AL hành động khẩn trương hơn nữa để ngăn chặn các hành động trấn áp biểu tình của chính quyền. Khủng hoảng chính trị bùng nổ tại Syria từ hồi tháng Ba khi hàng nghìn người biểu tình đòi Tổng thống Bashar Al Assad từ chức.
Chính phủ Syria cáo buộc các nhóm khủng bố vũ trang, được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài, là thủ phạm gây ra tình hình rối loạn, mưu toan lật đổ chính phủ. Chính phủ Syria cho biết khoảng 1.100 binh lính và nhân viên an ninh đã thiệt mạng trong làn sóng bạo loạn này. Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, số nạn nhân thiệt mạng lên tới 5.000 người./.
Tuy nhiên, theo nhân vật số hai của AL, ông Ahmed Ben Helli, AL vẫn tiếp tục đàm phán với Damascus xung quanh đề xuất của tổ chức này hối thúc Syria chấp thuận để một phái đoàn đến giám sát tình hình.
Trước đó, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đã gửi thư tới AL nói rõ Syria sẽ chấp nhận các giám sát viên của AL với các điều kiện nhất định, trong đó bao gồm việc AL dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đang áp đặt với nước này.
Tháng trước, AL đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria và áp đặt các biện pháp trừng phạt sau khi chính phủ nước này không ký nghị định thư chấp thuận cho phái đoàn quan sát viên của AL đến Syria.
["Giải quyết khủng hoảng ở Syria thông qua chính trị"]
Theo các nguồn thạo tin, cuộc khủng hoảng tại Syria cũng là một chủ đề thảo luận trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panneta tại Ankara vào tối 16/12.
Cùng ngày, các nguồn tin cho biết biểu tình tiếp tục diễn ra tại Syria như thường lệ sau các buổi cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần. Hãng tin chính thức SANA của Syria đưa tin các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ đã diễn ra tại nhiều nơi. Trong khi đó, các nhà hoạt động đối lập cho biết biểu tình chống chính phủ quy mô lớn nổ ra tại nhiều thành phố như Damascus, Homs, Daraa.
Tại Homs, hơn 200.000 người đã đổ ra từ các thánh đường Hồi giáo nhằm tăng sức ép hối thúc AL hành động khẩn trương hơn nữa để ngăn chặn các hành động trấn áp biểu tình của chính quyền. Khủng hoảng chính trị bùng nổ tại Syria từ hồi tháng Ba khi hàng nghìn người biểu tình đòi Tổng thống Bashar Al Assad từ chức.
Chính phủ Syria cáo buộc các nhóm khủng bố vũ trang, được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài, là thủ phạm gây ra tình hình rối loạn, mưu toan lật đổ chính phủ. Chính phủ Syria cho biết khoảng 1.100 binh lính và nhân viên an ninh đã thiệt mạng trong làn sóng bạo loạn này. Trong khi đó, theo Liên hợp quốc, số nạn nhân thiệt mạng lên tới 5.000 người./.
(TTXVN/Vietnam+)