Âm mưu của Mỹ làm chệch hướng sứ mệnh của WHO?

WHO đang tập trung vào nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt nhằm hỗ trợ các nước trên khắp thế giới chống dịch bệnh hiệu quả. Việc Mỹ âm mưu làm chệch hướng tiến trình này là điều khó có thể chấp nhận được.
Âm mưu của Mỹ làm chệch hướng sứ mệnh của WHO? ảnh 1Hội nghị Đại Hội đồng Y tế Thế giới thuộc WHO, Geneva, Thụy Sĩ, ngày 18/5. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) trong vòng hai ngày 18-19/5 nhằm tìm cách phối hợp đối phó với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). 

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các cuộc hội thảo trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của WHO năm nay với sự tham gia của 194 quốc gia thành viên được tổ chức trực tuyến.

Chương trình nghị sự WHA phải tập trung vào SARS-CoV-2 và cứu sinh mạng con người, nhưng phương Tây đang chính trị hóa vấn đề này.

[WHO khẳng định COVID-19 vẫn đặt ra mối đe dọa với nhân loại]

Hãng Bloomberg đưa tin EU sẽ đưa ra một đề xuất trong các cuộc họp của WHA kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của SARS-CoV-2.

WHO đang tập trung vào nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt nhằm hỗ trợ các nước trên khắp thế giới chống dịch bệnh hiệu quả. Việc Mỹ âm mưu làm chệch hướng tiến trình này là điều không thể chấp nhận được.

Mục tiêu của cuộc họp là đạt được một đồng thuận cho dự thảo nghị quyết yêu cầu Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải "sớm khởi động một quy trình đánh giá nhằm xem xét khả năng ứng phó dịch tễ của cộng đồng quốc tế cũng như các biện pháp do WHO đưa ra."

Hơn nữa, việc "xác định nguồn gốc bệnh truyền nhiễm của virus từ động vật sang người và tìm hiểu rõ đường lây nhiễm của virus trong dân chúng" là điều cấp thiết.

Lãnh đạo chiến dịch Y sỹ Không Biên giới Gaelle Krikorian nhấn mạnh rằng nghị quyết cũng nên kêu gọi "các sản phẩm y tế phải được phân phối rộng rãi, nhanh chóng và công bằng nhất có thể," thì công cuộc chống SARS-CoV-2 mới có hiệu quả.

Làm thế nào đạt được một đồng thuận chung đối với những vấn đề trên?

Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã đăng một loạt bài báo đặc biệt công kích Mỹ. Tân Hoa Xã cũng kêu gọi Mỹ ngừng chính trị hóa các phản ứng quốc tế đối với đại dịch COVID-19.

Còn Thời báo Hoàn cầu đã đăng một bài xã luận cho rằng điều này có thể đặt Trung Quốc vào vị trí sử dụng vũ lực, một mối đe dọa được nước này lặp đi lặp lại.

Giáo sư Alexander Huang nói: "Trong ba tháng qua, Trung Quốc đã điều thêm nhiều loại máy bay ném bom, máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu trên không, đội tàu hải quân của họ đã thực hiện nhiều cuộc tập trận hơn trước trong cùng khoảng thời gian."

Ngoài ra, Trung Quốc đã có những mối đe dọa kinh tế với những nước khác.

Giáo sư Alexander Huang cho biết trong những năm gần đây, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã trở nên có khuynh hướng dân tộc hơn rất nhiều nhằm bảo vệ hình ảnh của nước này và không khoan nhượng với bất kỳ lời chỉ trích nào.

Giáo sư Alexander Huang nhận định: "Vì đại dịch, Trung Quốc đã trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích từ thế giới bên ngoài. Giờ đây, Trung Quốc tận hưởng nhiều năng lực hơn để thể hiện sức mạnh và quyền lực của họ"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục