Theo nghiên cứu của hãng tư vấn toàn cầu Roland Berger Strategy Consultants, có trụ sở tại Munich, do nhu cầu lớn về các sản phẩm hóa dầu và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng nhất đối với các công ty vùng Vịnh.
Báo cáo nghiên cứu cũng cho rằng để cung ứng sản phẩm cho các thị trường mới một cách bền vững, các công ty vùng Vịnh phải tích lũy những bí quyết để đẩy mạnh nghiên cứu, công nghệ và hoạt động hiệu quả thông qua hình thức hợp tác hoặc sáp nhập.
Theo báo cáo nghiên cứu trên, giá dầu mỏ và khí đốt tăng, cùng nhu cầu tăng từ châu Á và các nền kinh tế đang nổi khác, cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ của toàn cầu đang đặt ra trước các công ty hóa dầu những thách thức mới và việc tiếp cận một cách bền vững những nguồn nguyên liệu, công nghệ và thị trường là điều quan trọng đối với các công ty vùng Vịnh.
Báo cáo đã phân tích tình hình hiện nay trong ngành công nghiệp hóa dầu và nêu lên những giải pháp khả thi để khắc phục khó khăn.
Jaap Kalkman, một đối tác với Roland Berger Strategy Consultants nhận định: “Tăng trưởng kinh tế mạnh và tầng lớp trung lưu tăng tại nhiều nền kinh tế đang nổi đang chuyển trọng tâm nhu cầu toàn cầu về sản phẩm hóa dầu phía Đông.”
Chẳng hạn trường hợp Trung Quốc, dự kiến nhu cầu về sản phẩm hóa dầu từ nay đến năm 2015 sẽ tăng trung bình khoảng 6%/năm; và khu vực Trung Đông ở mức 11%.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu về sản phẩm này tại châu Âu và Mỹ chỉ khoảng 1%. Ấn Độ, với tầng lớp trung lưu sẽ lên tới khoảng 400 triệu người vào năm 2025, là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của các công ty hóa dầu vùng Vịnh.
Mặc dù các công ty hóa dầu châu Âu và Mỹ từng chiếm khoảng 62% thị phần toàn cầu trong những năm 1980, song đã giảm xuống còn 30% trong năm 2010. Các nhà cung ứng từ vùng Vịnh đã liên tục giành thêm thị phần kể từ những năm 90 của thế kỷ 20 nhờ giá dầu cao và lợi thế về vận chuyển./.
Báo cáo nghiên cứu cũng cho rằng để cung ứng sản phẩm cho các thị trường mới một cách bền vững, các công ty vùng Vịnh phải tích lũy những bí quyết để đẩy mạnh nghiên cứu, công nghệ và hoạt động hiệu quả thông qua hình thức hợp tác hoặc sáp nhập.
Theo báo cáo nghiên cứu trên, giá dầu mỏ và khí đốt tăng, cùng nhu cầu tăng từ châu Á và các nền kinh tế đang nổi khác, cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ của toàn cầu đang đặt ra trước các công ty hóa dầu những thách thức mới và việc tiếp cận một cách bền vững những nguồn nguyên liệu, công nghệ và thị trường là điều quan trọng đối với các công ty vùng Vịnh.
Báo cáo đã phân tích tình hình hiện nay trong ngành công nghiệp hóa dầu và nêu lên những giải pháp khả thi để khắc phục khó khăn.
Jaap Kalkman, một đối tác với Roland Berger Strategy Consultants nhận định: “Tăng trưởng kinh tế mạnh và tầng lớp trung lưu tăng tại nhiều nền kinh tế đang nổi đang chuyển trọng tâm nhu cầu toàn cầu về sản phẩm hóa dầu phía Đông.”
Chẳng hạn trường hợp Trung Quốc, dự kiến nhu cầu về sản phẩm hóa dầu từ nay đến năm 2015 sẽ tăng trung bình khoảng 6%/năm; và khu vực Trung Đông ở mức 11%.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu về sản phẩm này tại châu Âu và Mỹ chỉ khoảng 1%. Ấn Độ, với tầng lớp trung lưu sẽ lên tới khoảng 400 triệu người vào năm 2025, là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của các công ty hóa dầu vùng Vịnh.
Mặc dù các công ty hóa dầu châu Âu và Mỹ từng chiếm khoảng 62% thị phần toàn cầu trong những năm 1980, song đã giảm xuống còn 30% trong năm 2010. Các nhà cung ứng từ vùng Vịnh đã liên tục giành thêm thị phần kể từ những năm 90 của thế kỷ 20 nhờ giá dầu cao và lợi thế về vận chuyển./.
Minh Lý (TTXVN)